Trình bày những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?

Những hình thức đấu tranh trong buổi đầu:

– Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh.

– Hình thức đâu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng (do nhận thức sai lầm, cho rằng máy móc là nguyên nhân gây ra sự cực khổ cho họ). Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ,…

– Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ mình.

READ:  Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của các nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840:

– Trong những năm 1830 – 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh. Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

– Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-đê-lin (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ.

– Từ năm 1836 đến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương” có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.

– Các cuộc đấu tranh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.