Trình bày quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) của Đảng?

1 – Hoàn cảnh lịch sử

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng họp từ ngày 27 đến 31-3-1982 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội họp trong tình hình nước ta đang trong giai đoạn  khủng hoảng kinh tế xã hội .

– Đại hội đã kiểm điểm những hoạt động của Đảng từ Đại hội lần thứ IV, đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tích thực trạng kinh tế –xã hội nước ta cùng những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

2 – Chủ trương của Đảng.

– Qua thực tiễn, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đại hội  nhận thấy rằng đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV của Đảng đề ra là cho suốt cả thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội . Để đường lối được thực hiện thắng lợi cần cụ thể hoá đường lối chung đó thành những chặng đường với những nhiệm vụ và biện pháp cụ thể, sát hợp với yêu cầu và khả năng cho phép của từng chặng đường.

– Từ nhận thức mới đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định cụ thể hoá trong chặng đường đầu tiên.

– Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.

– Đảng ta sớm đặt ra và luôn luôn coi trọng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ . Tuy nhiên quan điểm , nội dung , bước đi…. của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa thì dần dần được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế.

READ:  Căn cứ vào đâu để nói: Cao trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào cách mạng 1936-1939 là những đợt tổng diễn tập của cách mạng tháng Tám năm 1945?

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã xác định công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta: ”…Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối, hiện đại kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại….”

– Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra, đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 19 (3-1971) của Đảng được bổ sung và phát triển thêm. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ…

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) của Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ….Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ….”

READ:  Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) xác định: “ Trong 5 năm 1981-1985) và những năm 80 , cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp , coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số nghành công nghiệp nặng quan trọng….Đó là những nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt….”

– Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu không có nghĩa là chỉ tập trung làm nông nghiệp , vì bản thân nông nghiệp , tự nó không thể làm thay đổi bộ mặt của nó, vì nó không thể tự trang bị kỹ thuật cho mình được. Mặt khác, nông nghiệp muốn trở thực sự trở thành cơ sở cho sự phát triển công nghiệp thì nó phải là một nền nông nghiệp sản xuất lớn.