Trình bày sự giống và khác nhau giữa xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học

Giống nhau:

– Đều hướng đến nghiên cứu các lý thuyết khoa học – là một tập của những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết trình bày có hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học.

– Quá trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học đều gồm 2 phần cơ bản: xây dựng lý thuyết T và nghiên cứu R, mục đích cuối cùng là giải quyết được khe hổng nghiên cứu đã đề ra.

– Công việc đầu tiên trong cả 2 quy trình là phải xác định được vấn đề nghiên cứu – khe hổng nghiên cứu.

– Các giả thuyết là các trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Khác nhau:

Xây dựng lý thuyết khoa học Kiểm định lý thuyết khoa học
– Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết khoa học.

– Giả thuyết được xây dựng từ dữ liệu (kết quả nghiên cứu) và là giả thuyết lý thuyết.

– Giả thuyết đôi khi không được phát biểu trong báo cáo kết quả nghiên cứu nếu trong phần biện luận đã nêu rõ mối quan hệ giữa các khái niệm rồi.

– Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính – quy nạp: dựa vào các quan sát và hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình giải thích các hiện tượng khoa học, khám phá ra các lý thuyết khoa học.

– Quy trình nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu → Lý thuyết.

– Xây dựng lý thuyết theo quá trình.

– Quy trình định tính xây dựng lý thuyết khoa học:

o Phần lý thuyết T:

Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết => Xây dựng lý thuyết mới.

o Phần nghiên cứu R:

Thiết kế nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

– Dữ liệu được sử dụng có nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên dữ liệu định tính được thu thập thông qua thảo luận (nhóm, tay đôi) và quan sát, là nhóm dữ liệu chủ yếu.

– Mục tiêu : Kiểm định lý thuyết khoa học.

– Giả thuyết được suy diễn từ lý thuyết và chưa phải là kết quả nghiên cứu, và là giả thuyết kiểm định.

– Giả thuyết thường được phát biểu rõ ràng trong báo cáo kết quả nghiên cứu (là mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu).

– Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng – diễn dịch: bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để suy diễn ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết này.

– Quy trình nghiên cứu cơ bản: Lý thuyết → nghiên cứu.

– Kiểm định lý thuyết theo phương sai.

– Quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học:

o Phần lý thuyết T:

Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết => mô hình, giả thuyết

o Phần nghiên cứu R:Xây dựng thang đo

Kiểm định thang đo

Kiểm định mô hình, giả thuyết

– Dữ liệu được sử dụng bao gồm: dữ liệu đã có sẵn (đã được thu thập) (dữ liệu khảo sát), dữ liệu chưa có sẵn, dữ liệu chưa có trên thị trường.

Ví dụ:

Giả sử: chúng ta xây dựng lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên:

Ta thực hiện như sau:

Phần lý thuyết: Đưa ra những câu hỏi để tìm ra các phong cách lãnh đạo của CEO và sự động viên của nhân viên. Trên cơ sở những điểm tương đồng, chúng ta sẽ xây dựng lý thuyết mới về sự ảnh hưởng giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên

Phần thực nghiệm:

Giả sử: chúng ta đã có lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên. Ta sẽ thực hiện kiểm định lý thuyết trên ta thực hiện như

Ta có thể thực hiện như sau: Thường sử dụng các phương pháp định tính. Thường xây dựng các câu hỏi để phỏng vấn các CEO và các nhân viên cấp dưới. Trên cơ sở các câu trả lời sẽ tìm ra các mỗi quan quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên.

Phần lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết đã có, ta sẽ đặt các câu hỏi để kiểm chứng lý thuyết này, xây dựng mô hình để kiểm tra, đặt các giải thuyết về mối quan quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên.

Phần thực nghiệm: Thường sử dụng các phương pháp định lượng. Trên cơ sở tập dữ liệu đã có, ta xây dựng thang đo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Sau khi đặt thang đo, chúng ta sẽ kiểm định thang đo để đảm bảo tính chính xác. Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu chúng ta sẽ đưa các các kết luận về chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết này.

READ:  Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Ưu và nhược điểm của 2 loại dữ liệu này?