Trình bày sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chuẩn bị và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và giải phóng hoàn toàn miền Nam?

1. Hoàn cảnh lịch sử

– Sau Hiệp định Pari ngày 27-1-1973 về “Chấm dứt chiến tranh , lập lại hoà bình ở Việt Nam”, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng . Mặc dù bị thất bại hết sức nặng nề, buộc phải ký Hiệp định Pari, song với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ dã tâm kéo dài cuộc chiến tranh để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và chia cắt lâu dài ở nước ta. Ngay sau khi Hiệp định vừa ký kết, dưới sự chỉ huy của Mỹ, tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta và hành quân cảnh sát “bình định” trong vùng chúng kiểm soát…. Hiệp định Pari vừa kí chưa ráo mực đã bị phá.Quân dân ta phải đương đầu với nhiều khó khăn mới. Nhu cầu bức thiết của lịch sử đòi hỏi Đảng ta phải đánh giá đúng tình thế cách mạng , vạch ra phương hướng, nhiệm vụ trước mắt, đưa cách mạng tiến lên.

2. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng.

– Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7-1973) phân tích một cách sâu sắc tình hình cách mạng miền Nam từ sau ngày kí Hiệp định Pari và đề ra tư tưởng chỉ đạo sắc bén là “bất kỳ trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công”. Nhiệm vụ giành quyền làm chủ, phát triển thực lực cách mạng là yêu cầu bức thiết , cơ bản trong giai đoạn mới, nhằm đánh bại kế hoạch bình địnhlấn chiếm của địch, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

 – Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trênhân dân trong hai năm đấu tranh quyết liệt từ sau ngày kí Hiệp định Pari, quân dân ta trở nên ở miền Nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường, từ Trị –Thiên đến Tây Nam Bộ và vùng ven Sài Gòn, phá vỡ từng mảng lớn kế hoạch :bình định của địch”. Cuối năm 1974 đầu năm 1975 , quân ta đánh chiếm thị xã Phước Long mà không thấy địch phản ứng lấn chiếm lại, chúng co về phòng ngự, ta mạnh hơn địch, đủ khả năng và điều kiện “đánh cho Nguỵ nhào”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam.

– Hội nghị Bộ chính trị (từ 30-9 đến 7-10-1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (từ ngày 18-12-1974 đến 8-1-1975) đã bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đã nhận định: “ chưa bao giờ ta có điều kiện đẩy đủ về quân sự, chính trị, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”. Từ nhận định đó, Bộ Chính trị đề ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam với kế hoạch 2 năm 1975-1976 “mà tinh thần là: Năm 1975 tranh thủ bất ngờ tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngoài kế hoạch trên , Bộ Chính trị còn dự kiến một phương hướng hoạt động linh hoạt là :“nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975” thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, Bộ Chính trị đã nêu quyết tâm chiến lược: Động viên sự nỗ lực của quân dân hai miền trong thời gian 1975-1976 đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành khẩn trương và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, tạo điều kiện chín muồi tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quânhân dân đánh đổ nguỵ quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam.

READ:  Bài 25 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Ôn thi đại học lịch sử

 – Thực hiện chủ trương trên ,ta tập trung chủ lực mạnh với binh khí kỹ thuật hiện đại, ngày 10-3-1975 quân dân ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuật, tiến lên giải phóng Tây Nguyên và tiếp đó, ngày 26-3-1975 giải phóng Huế và Đà Nẵng. Quân nguỵ trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, còn Mỹ thì tỏ ra bất lực, dù chúng có can thiệp thế nào cũng không thể cứu nguy cho quân nguỵ được.

– Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã có nhận định mới cực kỳ quan trọng: “ từ giờ phút này, trận quyết chiến cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thống nhất Tổ quốc” và hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước tháng 5-1975. Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định lấy tên chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn và cả Nam Bộ là Chiến dịch Hồ Chí Minh và lập Bộ chỉ huy chiến dịch trong đó có ba đồng chí Uỷ viên Bộ chính trị: Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng.

READ:  Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của bản Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12-3-1945 của Ban thường vụ Trung ương Đảng?

– Từ 17 giờ ngày 26-4-1975, 5 quân đoàn chủ lực của ta mở đợt Tổng công kích vào khu vực Sài Gòn- Gia Định. 17 giờ 30 phút ngày 28-4-1975, không quân ta tiến công sân bay Tân Sơn Nhất làm tê liệt sân bay và làm náo động thành phố Sài Gòn. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ họp khẩn cấp quyết định di tản cấp tốc sứ quán và nhân viên quân sự, dân sự Mỹ còn lại ra khỏi miền Nam nước ta.

– Đêm 28 rạng 29-4-1975, tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch.

– 9 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh vừa lên làm Tổng thống nguỵ ngày 28-4, kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền” nhằm cứu vãn quân nguỵ khỏi sụp đổ.

– 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh “Độc lập” bắt sống toàn bộ nguỵ quyền Trung ương, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

– 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

– Thừa thắng sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại ở Nam Bộ nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy theo phương thức “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”. Đến ngày 2-5-1975, Nam Bộ và miền Nam đất nước ta hoàn toàn được giải phóng.