a) Ghi nhớ :
– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
– Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể .
– Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Tham khảo: Soạn bài: Từ đồng âm
b) Bài tập thực hành :
Bài 1 :
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Đậu tương – Đất lành chim đậu – Thi đậu .
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .
c) Sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng.
*Đáp án :
a) Đậu :Một loại cây trồng lấy quả, hạt – Tạm dừng lại – Đỗ , trúng tuyển.
b) Bò :Con bò (một loại động vật) – 1 đơn vị đo lường – di chuyểnn thân thể.
c) Chiếu : Sợi se dùng để khâu vá – lệnh bằng văn bản của vua chúa – Hướng dẫn – 1 đơn vị đo lường (đo vàng bạc)
Bài 2 :
Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.
*Đáp án :
– Ánh trăng chiếu qua kẽ lá / Bà tôi trải chiếu ra sân ngồi hóng mát.
– Con tằm đang làm kén / Cô ấy là người hay kén chọn.
– Mặt trời mọc / Bát bún mọc ngon tuyệt.
Bài 3 :
Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.
*Đáp án:
VD: Anh thanh niên hỏi giá chiếc áo treo trên giá.
Bài 4 :
Diễn đạt lại từng câu dưới đây cho rõ nghĩa hơn :
a) Đầu gối đầu gối.
b) Vôi tôi tôi tôi.
*Đáp án :
VD :
a) Đầu tôi gối lên đầu gối mẹ.
b) Vôi của tôi thì tôi phải đem đi tôi.
Home » Văn kể chuyện »