Ứng xử của người Việt với Nho giáo và vai trò của Nho giáo đối với đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay?

Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đến thế kỉ XV, Nho giáo được xem là đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Các triều đại phong kiến Đại Việt lấy Nho giáo làm nền tảng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức, giáo dục, pháp luật, qua đó để xây dựng mô hình nhân cách con người. Tuy nhiên do sự phân phối của văn hóa bản địa nên Nho giáo Trung Hoa đã được người Việt tiếp nhận và vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt:

Hình ảnh có liên quan

Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà vua được đế cao tuyệt đối thì Nho giáo Việt Nam tuy vẫn đề cao tư tưởng này nhưng không cực đoan đến mức phải hy sinh tính mạng vì vua, quan niệm trung quan của người Việt gắn liền với ái quốc, trong nhiều trường hợp nước còn được đề cao hơn vua. Người Việt đề cao tinh thần yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc.

READ:  Khi nào thì huỷ đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?

Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa đã bị khúc xạ qua lăng kính của người Việt, nó không chỉ là một khái niện hạn hẹp về đạo đứcmà nó còn trở thành một lý tưởng xã hội cao đẹp vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân – “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” trong Cáo bình Ngô của Nuyễn Trãi.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam cũng nhẹ bớt đi bởi truyền thống trọng phụ nữa có trong văn hóa bản địa.

Mặc dù, không thể phủ nhận một thực tế rằng trong gần 10 thế kỉ xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối về mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, thấy được vai trò của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Việt:

-Là nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản lý, duy trì dự ổn định của xã hội dựa trên các mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theo quan niệm tam cương, ngũ thường.

READ:  Trình bày mối quan hệ giữa các chức năng của văn hóa?

-Xây dựng nền tảng đạo đức, củng cố các mối quan hệ gia đình theo thứ bậc, kỹ cương của giáo lý nho giáo, xác lập chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhân con người Việt Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt đức, đạt đạo.

-Ngoài ra, nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyền thống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo duc.