Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Địa lý tự nhiên

1. Một số thiên tai chủ yếu

a. Bão

– Mỗi năm nước ta có từ 8 – 10 cơn bão, trong đó từ 3 đến 4 cơn đổ bộ vào đất liền.
– Mùa bão từ tháng 7 đến tháng 12, có năm còn sớm hơn. Bão tập trung nhiều nhất là tháng 9 sau đó là tháng 10 và 8 (3 tháng chiếm 70% số cơn bão cả năm).
– Vùng tập trung nhiều bão nhất là từ Thanh Hoá đến Quy Nhơn. Nam Bộ rất ít bão và chỉ xảy ra vào các tháng cuối năm.
– Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
– Đi kèm với bão thường là mưa lớn, gió mạnh, lũ lớn, sóng to, nước biển dâng cao.

b. Ngập úng

– Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn.
– Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Đồng bằng sông Hồng tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long.
– Đồng bằng sông Hồng ngập nhiều do đất thấp, mật độ dân cư quá cao và nhất là do hệ thống đê.
– Đồng bằng sông Cửu Long ngập là do mưa lớn, đất thấp và triều cường.

c. Lũ quét

– Xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mặt đất dễ bị bóc mòn khi xảy ra mưa lớn.
– Miền Bắc lũ quét xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 ở vùng miền núi thuộc lưu vực các sông Đà (Sơn La, Lai Châu), Thao (Bắc Cạn, Thái Nguyên) Cầu, Thương (Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh).
– Miền Trung thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 kéo dài từ Hà Tĩnh cho đến Đông Nam Bộ.

d. Hạn hán

– Xảy ra ở nhiều nơi nhất là những vùng ít mưa (cực Nam Trung Bộ) và những vùng có mùa khô kéo dài (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long).
– Ở các thung lũng khuất gió ở miền Bắc (Yên Châu, Sông Mã, Lục Ngạn), hạn hán chỉ xảy ra 2 – 3 tháng, ở các vùng có mùa khô diễn ra 4 – 5 tháng còn vùng cực Nam Trung Bộ kéo dài hơn nửa năm.

e. Động đất

– Nước ta nằm gần vành đai động đất lớn của thế giới nên chịu ảnh hưởng của động đất, tuy nhiên động đất ở nước ta không mạnh.
– Động đất diễn ra ở các đứt gãy như vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Nam Bộ động đất rất yếu, Trung Bộ ít động đất, chỉ diễn ra yếu ở vùng Nghệ An và ven biển Nam Trung Bộ.

2. Các biện pháp phòng tránh

a. Bão

– Công tác dự báo thời tiết giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
– Trang bị phương tiện thông tin cho ngư dân nhất là những người đánh bắt xa bờ.
– Thường xuyên XD, củng cố hệ thống đê biển. Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
– Chống bão gắn liền với chống lụt, úng, lũ quét, xói lỡ.

b. Ngập úng

– Xây dựng các trạm bơm để tiêu nước, nạo vét khai thông dòng (ĐB sông Hồng).
– Xây dựng các công trình ngăn mặn (Đồng bằng sông Cửu Long).

READ:  Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo

c. Lũ quét

– Quy hoạch các điểm dân cư, quản lí sử dụng đất đai hợp lí.
– Xây dựng các hệ thống báo động ở vùng có nguy cơ.
– Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
– Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trên các sườn dốc.

c. Hạn hán:
Xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi.

d. Động đất

– Công tác dự báo giữ vai trò hết sức quan trọng.
– Việc xây dựng các công trình cần được tính toán phù hợp.

3. Tình hình suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường

3.1. Tình hình suy giảm tài nguyên

Do chiến tranh, khai thác không hợp lí nên tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

a. Suy giảm tài nguyên rừng

– Rừng là tài nguyên bị suy giảm nghiêm trọng nhất cả về số lượng lẫn chất lượng (Năm 1943, diện tích rừng là 14,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 43,8% đến năm 1983 chỉ còn 7,2 triệu ha và tỉ lệ che phủ là 22%). Nam 2008, độ che phủ rừng tăng lên 38,7% nhưng chủ yếu là rừng non, mới trồng…
– Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn còn tiếp tục suy giảm. Phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác. Diện tích rừng đã tăng từ 7,2 triệu ha (1983) lên 12,1 triệu ha (2003) nhưng rừng có chất lượng tốt đã giảm từ 10 triệu ha (1943) xuống còn 0,70 triệu ha (1990) và 0,20 triệu ha (1999).

b. Suy giảm tính đa dạng sinh học

– Sự đa dạng sinh học của nước ta được thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
– Hiện nay đã có 63/800 loài chim, 85/250 loài thú, 40/350 loài bò sát lưỡng cư, 500/14 600 loài thực vật bị mất dần, trong đó có nhiều loại quý hiếm.

Sự suy giảm tài nguyên sinh vật

Thực vật Động vật
Thú Chim Bò sát,

lưỡng cư

Cá nước ngọt Cá nước mặn
Số loài đã biết 14.600 250 800 350 550 2000
Số loài mất dần 500 96 57 40 90
Số loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 100 62 29

c. Suy giảm tài nguyên đất

– Do rừng bị tàn phá cho nên diện tích đất trống đồi trọc của nước rất lớn (Năm 1983 lên đến 13,8 triệu ha). Năm 2005, tuy diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn rất lớn (chiếm 9,34 triệu ha gồm 0,5 triệu ha đất trơ sỏi đá, 1,85 triệu ha đất phèn, 1,5 triệu ha đất mặn và cát biển, 1,8 triệu ha đất xám bạc màu, 0,5 triệu ha đất than bùn).
– Xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp ; giảm độ phì ; phèn, mặn hoá đất ven biển ; ngập úng đất đồng bằng đang tiếp tục diễn ra.

d. Môi trường bị ô nhiễm

– Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân và một số vùng cửa sông, cửa biển.
– Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại nhất. Hầu hết nước thải công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông chưa qua xử lí. Thuốc trừ sâu, phân hoá học dư thừa cũng là nguồn gây ô nhiễm đất, nước.

3.2. Biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường

a. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường

– Chiến lược quốc gia về BVMT của nước ta dựa trên những nguyên tắc chung của thế giới do IUCN đề xuất đó là đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

– Chiến lược quốc gia về BVMT có 5 nhiệm vụ cơ bản theo luật môi trường năm 2005:
+ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen có liên quan đến lợi ích lâu dài.
+ Đảm bảo việc SD hợp lí tài nguyên, điều khiển việc SD trong giới hạn có thể phục hồi.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp yêu cầu đời sống.
+ Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số cân bằng với khả năng tài nguyên.

b. Các biện pháp cụ thể

– Đối với tài nguyên rừng :

+ Quy hoạch các loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất để có biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ hợp lí.
+ Nghiêm cấm việc khai thác rừng bừa bãi.
+ Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng cho nông dân, phát triển kinh tế miền núi.
+ Thực hiện tốt dự án trồng 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.

– Đối với sự đa dạng sinh học :

+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ “Sách đỏ Việt Nam” quy định những loại động thực vật quý hiếm, nghiêm cấm khai thác.
+ Những quy định cụ thể đối với việc khai thác, sử dụng, bảo tồn.

– Đối với tài nguyên đất :

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông lâm như làm ruộng bậc thang, đào hồ vảy cá, trồng cây theo băng…
+ Quản lí chặt chẽ và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng, cải tạo đất, chống ô nhiễm.