Tranh chấp biển Đông ra sao?

– Năm 1947, chính quyền Trung Hoa dân quốc xuất bản bản đồ “Nam Hải chư đảo” và được in lại năm 1950 trên bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ” thể hiện “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích biển Đông. Việc vẽ một đường đứt khúc mơ hồ để đòi chủ quyền biển như vậy là vô căn cứ, trái với luật pháp và tập quán quốc tế, không có cơ sở thực tiễn và lịch sử, không được các quốc gia khu vực và thế giới thừa nhận.

– Trong năm 2012, Trung Quốc tích cực tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền bằng những hành động như:
+ Công bố thành lập thành phố Tam Sa; phê chuẩn một loạt văn bản pháp lý, như: “quy hoạch chức năng biển toàn quốc” bao gồm “vùng chức năng biển tại Trường Sa và Hoàng Sa, chính thức khai trương chuyến du lịch tới Hoàng Sa, đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông.
+ Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm vi “đường lưỡi bò”.
+ Tập trung gây sức ép ngoại giao ở nhiều cấp, kể cả cấp cao, tập trung vào Philippin, Việt Nam.
+ Các báo chí Trung Quốc, nhất là các trang mạng, tiếp tục có những bài viết có nội dung xấu, mang tính kích động.

READ:  Đặc điểm của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta - Địa lý

– Những hành động này là nguyên nhân chủ yếu và sâu xa làm cho tình hình biển Đông trở nên phức tạp; Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp Quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Những nước nào tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam?

– Trung Quốc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sau cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên Hoàng Sa năm 1909, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này.

– Tháng 4 năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, lợi dụng tình hình ở Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.