Văn hóa là gì? Vai trò của văn hóa với con người và xã hội.

Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia (UNESCO). Như vậy, có thể thấy Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa là 1 hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.

Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống…

READ:  quyền tài phán là gì

dat-nuoc

Vai trò văn hóa

– Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân: văn hóa đc thể hiện là những nhận thức của mối ng để đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào xã hội chung và năng lực lao động của các cá nhân để đảm bảo đời sống của chính họ. Con người không thể tồn tại nếu tách rời tự nhiên cũng như con người không thực sự là người nếu tách rời môi trường văn hóa R.E.Park: “ con người không sinh ra là người ngay mà trở thành người trong quá trình giáo dục ”

– Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế: Toàn bộ các yếu tố văn hóa (tài sản hữu hình và tài sản vô hình) được biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là các cơ sở vật chất dùng cho sản xuất kinh doanh và năng lực lao động của con người, là cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nền văn hóa phát triển cao đồng nghĩa với người lao động có năng lực cao. Do vậy xây dựng, phát triển nền văn hóa là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.

– Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: Vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Các giá trị văn hóa tạo nên nền tảng vững chắc của xã hội đó là nền tảng tinh thần .Cái nền tảng đó tạo nên giá trị làm người, tạo nên sức mạnh ghê gớm của dân tộc, giúp dân tộc vượt qua thách thúc bạo tàn của thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Cho thấy tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong chiến tranh và xây dựng đất nước.

READ:  Tái sản xuất sức lao động là gì?

– Văn hóa vs việc hoàn thiện con ng và xã hội :văn hóa là cơ sở hình thành nhân cách cá nhân .Các cá nhân tiếp nhận nên văn hóa và trở thành con ng xã hội. Con ng ngày càng hiểu biết đc đầy đủ quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó họ luôn làm chủ mình trong mọi tình huống.

– Văn hóa với vấn đề hội nhập quốc tế: Thông qua giao lưu văn hóa xã hội quốc tế ,các nền văn hóa chắt lọc đc những tinh tú văn hóa của nhau và ứng dụng vào nền văn hóa của mình .Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt nhất cho nên văn hóa giao lưu và học hỏi lẫn nhau để đưa thế giới lên nên văn minh ngày càng cao.