Vì sao chuột chũi sợ ánh Mặt trời?

Chuột chũi sợ ánh Mặt trời

Chuột chũi là loài vật ăn côn trùng sống trong đất. Chúng thường đào hang trong lớp đất tơi xốp, ẩm ướt và đẻ con ở đó. Chuột chũi con khi đã lớn vẫn sống ở trong đường hầm đào dưới đất…

Chuột chũi rất ít khi đào hang, làm tổ dưới lớp đất sét hoặc đất cát. Chung quanh tổ của chúng có đường hầm, 4 bề liền nhau. Do trong hang luôn ẩm ướt nên giun đất, nhện, rết, sên dễ dàng sinh sôi, trở thành món ăn sẵn sàng cho chuột chũi.

Chuột chũi lúc nhỏ mắt hãy còn mở rất to, đến khi cơ thể lớn dần lên, mắt bé đi, cuối cùng thì lặn sâu vào dưới lớp da, thị lực thoái hoá hẳn. Lúc đó nó chỉ có thể phân biệt rất ít về sự sáng tối. Những đặc điểm cấu tạo này được hình thành do sự thích nghi sống lâu dài với môi trường thiếu ánh sáng trong lòng đất.

READ:  He là gì?

Vì chuột chũi qua một năm không lên mặt đất, cái chính là không tiếp xúc với ánh sáng, cho nên không quen với sự chiếu sáng của Mặt trời. Thân nhiệt của chuột chũi cao hơn thân nhiệt của người 2 – 3 độ C. Trong cơ thể nó không có cấu tạo thích nghi với sự toả nhiệt, nếu bị ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể biến đổi lớn, tần số hô hấp của nó sẽ tăng lên. Nếu bị lộ sáng hơi lâu, nó sẽ rơi vào trạng thái hôn mê nóng, và có thể chết.