ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ

1 – Ý nghĩa lịch sử

– Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

– Đối với Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang quá trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại trên con đường thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

– Bằng thắng lợi vĩ đại của mình, nhân dân Việt Nam đã đánh bại một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất, dài nhất và ác liệt nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Năm đời Tổng thống Mỹ (Aixenhao, Kenơdi, Giônxơn, Nichxơn, Pho) điều hành 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ (chiến lược “chiến tranh đơn phương”, chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”). Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới 676 tỉ đô la (so với 341 tỉ trong chiến tranh thế giới thứ II và 45 tỉ đô la trong chiến tranh Triều Tiên và tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ đô la). Chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân viễn chinh, lôi kéo 5 nước thân Mỹ ( với quân số lúc cao nhất là hơn 7 vạn ) vào cuộc chiến tranh , trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu quân tay sai ở miền Nam. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó.

– Mặc dù vậy, đế quốc Mỹ vẫn không thực hiện được mục đích “huỷ diệt và nô dịch: dân tộc ta. Trái lại, trong cuộc đọ sức với chúng, tuy nhân dân ta phải chiến đấu lâu dài, hết sức gian khổ, nhưng cuối cùng nhân dân ta cũng đã giành được chiến thắng, thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và thống nhất đất nước.

– Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam – Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội . Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất , hiển hách nhất trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc . Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận kết thúc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ…. đã đánh dấu một cái mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử dân tộc .

– Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan  cuộc phản công lớn nhất của đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông – Nam Châu á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, mở đầu cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.

– Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mỹ đã tác động mạnh đến nội tình nước Mỹ và cục diện thế giới, có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc .

2 – Bài học kinh nghiệm.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu:

– Giương cao cùng một lúc hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội .

– Trước âm mưu xâm lược miền Nam và chia cắt đất nước của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách độc lập và sáng tạo, Đảng ta vạch ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hướngv vào mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà, tạo điều kiện để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội . Với đường lối đó, Đảng đã động viên được đến mức cao nhất lực lượng hùng hậu của nhân dân cả nước, kết hợp tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh ba dòng thác cách mạng , liên tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đảng ta đã quán triệt chiến lược tấn công, giữ vững liên tục thế tấn công, thực hành liên tục chiến lược tiến công. Đồng thời căn cứ vào so sánh lực lượng giữa ta và địch, Đảng ta biết kéo địch xuống thang từng bước, đánh thắng địch từng bước, đánh đổ từng bộ phận, không ngừng củng cố trận địa cách mạng , tạo thế và lực hơn hẳn địch để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

READ:  Quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mĩ cuối năm 1972 như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa.

– Đảng ta hết sức coi trọng việc xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam, đi đôi với việc tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.

– Lực lượng cách mạng đó là các đảng bộ miền Nam được tôi luyện thành cán bộ tham mưu dày dặn trên tiền tuyến lớn: là khối liên minh công-nông được Đảng dày công xây đắp trong suốt quá trình cách mạng dân tộc dân chủ: là đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân , hai lực lượng cơ bản hùng hậu trong chiến tranh cách mạng : là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã động viên, tập hợp ngày càng rộng rãi, đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp , tôn giáo , dân tộc vào cuộc kháng chiến cứu nước, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của nhân dân và Chính phủ nhiều nước yêu hoà bình và công lý trên thế giới.

– Đảng ta đã lựa chọn phương pháp cách mạng thích hợp.

– Phương pháp cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta là sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm: Lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân , bắt đầu khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng , kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng , kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đo thị, đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo những thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh , tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy hàng loạt, đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.

– Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã kế thừa tài đánh giặc đầy mưu lược của tổ tiên, đồng thời phát huy kinh nghiệm phong phú của cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh giặc Mỹ bằng mọi phương tiện và vũ khí có trong tay, từ vũ khí thô sơ đến vũ khí hiện đại, đánh giặc với khí thế cả nước lên đường, toàn dân ra trận. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân đã được phát triển đến một đỉnh cao mới. Tất cả các hình thức , phương pháp đấu tranh trên đây là một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành chiến lược tổng hợp và nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

– Xây dựng hậu phương kháng chiến, căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước.

– Trong chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Đảng ta đã xác định con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là lâu dài, gian khổ, phải chuẩn bị căn cứ địa cho cuộc đấu tranh cách mạng , chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh giải phóng.

READ:  Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975).

– Đảng ta đã có kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa hậu phương trong những năm đấu tranh cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, điều kiện trong nước và thế giới đã có nhiều điểm khác trước. Miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng,miền Nam còn dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai. Hệ thống xã hội chủ nghĩa  đã hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào độc lập dân tộc và hoà bình thế giới phát triển sôi động. Đế quốc Mỹ đóng vai trò sen đầm quốc tế và trực tiếp xâm lược nước ta.

– Miền Bắc giành được độc lập, tự do là thành quả của cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân cả nước. Miền Nam còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh , miền Bắc phải “vững mạnh và tiến bộ tức là thiết thực chiếu cố miền Nam”, phải “là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta”. Xây dựng miền Bắc vững mạnh không chỉ nhằm xây dựng đời sống tự do hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc,mà chủ yếu nhằm xây dựng thực lực cách mạng cho cả nước, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam , tạo điều kiệ có thể chi viện lực lượng ngày càng lớn cho miền Nam, và cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc . Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là “xây dựng căn cứ địa cách mạng cho cả nước”. Đảng đã sớm xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước: sớm nhận định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là quyết tâm đúng đắn, là cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng , xây dựng hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược; miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam, đồng thời tại miền Nam cũng hình thành các căn cứ địa tại chỗ. Hậu phương miền Bắc được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa anh em rộng lớn. Đó là nguồn sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

– Xây dựng liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương, thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết, liên mih với Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước và giữ vững độc lập, tự chủ của ta, nhằm đạt được mục đích chiến thắng kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Hơn nữa đối với từng nước vẫn có hình thức và nội dung liên minh phù hợp.

– Thực hiện đoàn kết quốc tế: Trên cơ sở giữ vững tinh thần độc lập tự chủ, suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng chủ trương đoàn kết, tranh thủ tối đa các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta. Chủ trương đó đã đem lại hiệu quả trong thực tế góp phần tăng thêm thế và lực cho cách mạng Việt Nam; cô lập cao độ kẻ thù, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

– Sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và chính xác của Đảng đã đánh bại từng bước âm mưu và hành động của địch, tạo điều kiện để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Cuộc chiến tranh vừa leo thang vừa thăm dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiến lược của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh chưa có tiền lệ trong lịch sử . Do đó việc lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng là một quá trình , thông qua thực tiễn chiến trường mà nhận thức của ta ngày càng sâu sắc, rõ ràng hơn. Bài học về chỉ đạo chiến lược của Đảng là trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, thông qua hành động sẽ cho phép ta hiểu rõ sự vật hơn.