Bài 11 Giữ vững và phát triển thế chủ động trên chiến trường chính 1951 – 1953 – Ôn thi đại học lịch sử

1 – Âm mưu và kế hoạch mới của Pháp – Mĩ

Sau thất bại 1950, thực dân Pháp phải dựa vào Mĩ để tìm cách xoay chuyển tình hình, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Tháng 12/1950, Chính phủ Pháp cử tướng Đờ-lát-Đờ-tát-xi-nhi làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương

Đờ-lát đưa ra một kế hoạch mới gồm 4 điểm:

Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động mạnh và ra sức phát triển ngụy quân.

Lập tuyến phòng thủ “Boongke” và “Vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm.

Đánh phá căn cứ và hậu phương của ta, chuẩn bị tấn công ra vùng tự do để giành lại quyền chủ động chiến lược.

Đờ – lát trển khai kế hoạch bằng cách tiến hành bắt lính, xây dựng hệ thống phòng tuyến “Boongke” ở Bắc Bộ, tăng cường càng quét, bình định và lập “Vành đai trắng”… gây cho ta nhiều khó khăn và tổn thất lớn.

>> Mời bạn xem thêm: Bài 10 Những năm đầu toàn quốc kháng chiến 1946 – 1950

2 – Đánh bại âm mưu giành lại thế chủ động của thực dân Pháp

Để đối phó với những hoạt động càng quét và bình định của thực dân Pháp, quân ta đã liên tiếp mở các chiến dịch đánh vào hệ thống phòng tuyến của địch:

Mở đầu là chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung Du) – từ 25/12/1950 đến 17/1/1951 – đánh vào hệ thống phòng ngự của Pháp ở Vĩnh Yên, Phúc Yên.

Tiếp đến là chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18) – từ 29/3/1951 đến 4/5/1951), quân ta tấn công địch từ Phả Lại đến Uông Bí, buộc chúng phải rút khỏi Uông Bí.

READ:  Trình bày chủ trương điều chỉnh chiến lược, điều chỉnh dân quyền thể hiện qua các Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 6 (11/1939), BCHTW 7 (11/1940), BCHTW 8 (5/1941) ?

Thứ ba là chiến dịch Quang Trung (CD Hà – Nam – Ninh) – từ 28/5/1951 đến 20/6/1951 – quân ta tấn công địch ở Hà Nam Ninh

Những cuộc tấn công của ta đã giành được một số thắng lợi, nhưng lúc này Pháp vẫn còn mạnh và vẫn tiếp tục theo đuổi âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Sau một năm củng cố thế phòng ngự, xây dựng và phát triển lực lượng, tháng 11/1951, thực dân Pháp đã mở một cuộc hành quân lớn ra Hòa Bình nhằm nối lại hành lang Đông – Tây, củng cố tinh thần của quân đội Pháp và tranh thủ thêm viện trợ của Mĩ.

Ngày 10/11/1951, Pháp đưa quân tấn công Hòa Bình.

Ta quyết định mở chiến dịch Hòa Bình và tiến hành vây hãm chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích trên chiến trường Bắc Bộ.

Đến cuối tháng 02/1952, Pháp buộc phải rút khỏi Hòa Bình.

Trong chiến dịch này, quân ta đã loại khỏi vòng chiến 22.000 tên, căn cứ địa cách mạng được mở rộng. Đánh bại âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường của thực dân Pháp.

Tham khảo: Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

3 – Đẩy mạnh tiến công, phát triển thế chủ động trên chiến trường

Tiếp tục đà thắng lợi, ngày 14/10/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc và đã giành được thắng lợi sau 2 tháng chiến đấu, giải phóng thêm 28.500 km2 và 25 vạn dân.

READ:  Hãy phân tích và chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi cho cách mạng của VN ?

Tháng 4/1953, bộ đội ta phối hợp với bộ đội Pha-thét – Lào mở chiến dịch Thượng Lào. Sau gần một tháng chiến đấu, liên quân Việt – Lào đã giành được thắng lợi, giải phóng toàn tỉnh Sầm Nứa, mở rộng và nối liền căn cứ địa Thượng Lào với Việt Bắc, tạo nên một vùng căn cứ cách mạng rộng lớn uy hiếp Pháp.

* Tóm lại, từ chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953, quân ta đã giữ vững và phát huy được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Câu hỏi và bài tập

  1. Từ thu – đông 1950 đến hè 1954, trên chiến trường Bắc bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện các chiến dịch tiến công lớn nào?
  2. Tại sao nói: Chiến thắng Biên giới Thu – Đông 1950 của ta mở đầu giai đoạn phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 – 1950)?
  3. Chứng minh thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc bộ của quân ta vẫn giữ vững sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954.