Nêu hoàn cảnh, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đông Dương tháng 11/1939

a. Hoàn cảnh :

• Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đức tấn công Pháp. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng.
• Tháng 9/1940: phát xít Nhật nhảy vào đông Dương, cấu kết với Pháp để vơ vét tài lực và đàn áp cách mạng Việt Nam Nhân dân Việt Nam phải gánh chịu ách thống trị của hai tầng áp bức Pháp – Nhật.
• đứng trước tình hình mới, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đông Dương họp Hội nghị lần thứ 6 (8/11/1939) họp tại Bà điểm (Hóc Môn – Gia định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

b. Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đông Dương tháng 11/1939 :

Xác định kẻ thù trước mắt là đế quốc phát xít. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay khẩu hiệu “Chính quyền công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ Cộng hoà Dân chủ đông Dương”. 

READ:  Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945 - 1954?

Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Phản đế đông Dương, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẽ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc phát xít.
Phân tích nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ?
o Luận cương chính trị (1930) của đảng đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược “đánh đổ đế quốc và phong kiến”. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
o Trong một giai đoạn 1939 – 1941, đảng Cộng sản đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: tập chung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc – phát xít, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm rút “Cách mạng ruộng đất”, thay khẩu hiệu
“Chính phủ công – nông” bằng “Chính phủ Cộng hoà Dân chủ đông Dương”

READ:  Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Những nhân tố nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

c. Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng. đảng Cộng sản đông Dương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp và dân tộc đông Dương trong cùng một Mặt trân Dân tộc Thống nhất, mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.