Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

1. Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính:

a) Khái niệm

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời.

b) Đề tài

Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:

– Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,…

– Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:

+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,…

+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,…

+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,…

– Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,…

– Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,…

– Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

c) Yêu cầu

– Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đè

– Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.

– Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.

– Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.

d) Các thao tác lập luận cơ bản

Các thao tác lập luận cơ bản thường được dùng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

2. Cách làm bài

(xem thêm bài này: Bí quyết đạt điểm cao với đề văn nghị luận xã hội khi thi đại học)

a) Mở bài

– Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.

– Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hay nội dung bao trùm của danh ngôn.

READ:  Tả lại một trận bóng đá ở trường em hoặc trên ti vi

– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.

b) Thân bài

– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).

– Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).

– Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.

– Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).

c) Kết bài

Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hay dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.

3. Tổng kết

Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.

Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.

Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.

Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình.

4. Ví dụ

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống (Lép Tôn-xtôi).

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.

a) Mở bài

– Giới thiệu về ý kiến của L.Tôn-xtôi.

– Nêu nội dung câu nói của L.Tôn-xtôi:

+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường ; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

+ Nâng cao vai trò của lí tưởng lên một tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. Ở đây đòi hỏi phải giải thích mối quan hệ giữa lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

READ:  Bảy bước để đạt điểm tối đa khi làm bài văn nghị luận xã hội

– Yêu cầu của đề: suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

b) Thân bài

– Giải thích câu nói của L.Tôn-xtui về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống:

+ Lí tưởng là ước mơ, khát vọng định hướng cuộc sống. Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp.

+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường vì đó là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi: khoa học, giáo dục, an ninh, kinh doanh,…

– Nêu suy nghĩa tán thành hay không tán thành đối với ý kiến của nhà văn Nga.

– Nêu lí tưởng riêng của mình: vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi HS tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng.

c) Kết bài

Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người mỗi thế hệ, mỗi dân tộc.