Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC

(Trần Đình Hựu)

I. TIỂU DẪN

1. Tác giả

Trần Đình Hượu (1927.1995), là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),…

2. Tác phẩm

– Được trích từ phần II của tiểu luận “ Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc”
– Tên bài do người biên soạn đặt.

II. ĐỌC HIỂU

1. Cảm nhận chung về đoạn trích:

– Có một giọng văn điềm tĩnh, khách quan khi trình bày các luận điểm.
– Cảm hứng: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển như hiện thời.

2. Luận điểm 2

Khi khẳng định “ Giữa các dân tộc … đặc sắc nổi bật”, tác giả dựa vào những căn cứ:

READ:  Soạn bài Khái quát Văn học Việt Nam từ CMT8 đến hết thế kỉ XX

– Ở Việt Nam, kho tàng thần thoại không phong phú.
– Tôn giáo, triết học đều không phát triển.
– Không có ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển đến thành truyền thống.
– Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
– Thơ ca rất được yêu thích nhưng các nhà thơ không ai nghĩ sự nghiệp của mình là ở thơ ca.

→ Những căn cứ làm tăng sức thuyết phục của luận điểm.

3. Luận điểm 3

“ Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo…duyên dáng và có qui mô vừa phải”

– Việt Nam không có những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim Tự Tháp, Vạn Lí Trường Thành, … Chùa Một Cột – một biểu tượng của văn hóa Việt Nam có qui mô rất bé.
– Chiếc áo dài: có vẻ đẹp nền nã, dịu dàng, thướt tha.
– Nhiều câu tục ngữ, ca dao khi nói về kinh nghiệm sống, ứng xử rất đề cao sự hợp lí, hợp tình: “ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “ Ở rộng người cười, ở hẹp người chê”,…

READ:  Tìm hiểu bài thơ Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo

4. Luận điểm 4:

“ Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt dung hoà”

II. ĐỌC HIỂU

Về vấn đề đi tìm đặc sắc văn hoá Việt Nam.

– Phải có cái nhìn sát với thực tế ở Việt Nam, không thể vận dụng những mô hình cố định.
– Phải thấy văn hóa Việt Nam là một hệ thống, trong đó có sự tổng hoà của nhiều yếu tố, nó hiện diện và thấm nhuần trong lối sống, trong ứng xử của cả một dân tộc.
– Phải tìm ra cội nguồn của hiện tượng “ Không có những điểm đặc sắc nổi bật như các dân tộc khác” để thấy được “ đặc sắc” của văn hoá Việt Nam. Vấn đề có hay không khi chưa quan trọng bằng “ Tại sao có?”, “ Tại sao không?”