– Thẩm quyền xét xử: việc xác định toà án nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm quyền xét xử của toà án các cấp được phân định như sau:
+ Toà án nhân dân cấp quận (huyện) xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm mà có khung hình phạt từ 7 năm tù trở xuống.
+ Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) xét xử sơ thẩm tất cả các loại án trừ những vụ đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền của toà án cấp trên.
+ Toà án nhân dân tối cao xét xử sơ thẩm đồng thời trung thẩm tất cả các loại án.
Ngoài ra còn có toà án quân sự chỉ xét xử các vụ án hình sự mà có bị cáo là quân nhân, công nhân, nhân viên quốc phòng và những người liên quan đến nhiệm vụ quân sự.
– Thủ tục xét xử vụ án hình sự:
+ Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm
+ Sự có mặt của bị cáo, người bào chữa, kiểm sát viên, người bị hại, người làm chứng, người giám định tại phiên toà.
+ Đọc bản cáo trạng: bắt đầu phiên toà xét xử
+ Xét hỏi: chủ toạ phiên toà hỏi trước, sau đến hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người bào chữa, người phiên dịch.
+ Hỏi: hỏi bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó.
+ Hỏi người làm chứng, xem xét vật chứng tại phiên toà.
+ Hỏi người giám định
+ Tranh luận tại phiên toà, bình đẳng trong tranh luận
+ Bị cáo nói lời sau cùng
+ Toà nghị án và tuyên án
– Xét xử phúc thẩm:
+ Quyền kháng cáo và kháng nghị bản sơ thẩm, thời hạn kháng cáo, kháng nghị
+ Thời hạn xét xử sơ thẩm
+ Các quyết định phúc thẩm
– Xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm:
Là việc xem lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, mà có sự sai lệch trong quá trình xử lý vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định.
– Thi hành án hình sự:
Việc thi hành bản án hình sự do cơ quan công an, chính quyền xã (phường, thị trấn) cơ sở y học, đội thi hành án.