Phần 9 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 161 đến 180

Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương

Câu 161. Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự đầy đủ:

A. Từ đủ 16 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi

Câu 162. Chế tài của QPPL là:

A. Hình phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụng đối với người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của QPPL.
C. Biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với người vi phạm pháp luật.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 163. Loại nguồn được công nhận trong HTPL Việt Nam:

A. VBPL B. VBPL và tập quán pháp
C. VBPL, tập quán pháp và tiền lệ pháp
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 164. Người bị mất NLHV dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác:

A. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
B. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự kể cả khi chưa có kết luận của tổ chức giám định.
C. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 165. Khẳng định nào đúng:

A. Hệ thống chính trị (hệ thống chuyên chính giai cấp) là hệ thống các CQNN từ trung ương đến địa phương.
B. Hệ thống chính trị (hệ thống chuyên chính giai cấp) là hệ thống các CQNN từ trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 166. Khẳng định nào là đúng:

A. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện pháp luật.
B. Hành vi vi phạm pháp luật không phải là hành vi thực hiện pháp luật.
C. Hành vi vi phạm pháp luật cũng có thể là hành vi thực hiện pháp luật cũng có thể không phải là hành vi thực hiện pháp luật.
D. Cả A, B và C đều đúng

READ:  Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật? - PLĐC

Câu 167. Hoạt động ADPL:

A. Là hoạt động mang tính cá biệt – cụ thể và không thể hiện quyền lực nhà nước.
B. Là hoạt động không mang tính cá biệt – cụ thể nhưng thể hiện quyền lực nhà nước.
C. Là hoạt động vừa mang tính cá biệt – cụ thể, vừa thể hiện quyền lực nhà nước.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 168. Hoạt động áp dụng tương tự pháp luật (hay tương tự luật) là:

A. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó.
B. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó nhưng có QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.
C. Khi có cả QPPL áp dụng cho trường hợp đó và có cả QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.
D. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó và không có cả QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.

Câu 169. Khẳng định nào là đúng:

A. Cơ quan của TCXH có quyền thực hiện hình thức ADPL.
B. Cơ quan của TCXH không có quyền thực hiện hình thức ADPL.
C. Cơ quan của TCXH chỉ có quyền thực hiện hình thức ADPL khi được nhà nước trao quyền.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 170. Thủ tướng chính phủ có quyền ban hành những loại VBPL nào:

A. Nghị định, quyết định
B. Nghị định, quyết định, chỉ thị
C. Quyết định, chỉ thị, thông tư
D. Quyết định, chỉ thị

Câu 171. Đâu là VBPL:

A. Văn bản chủ đạo
B. VBQPPL
C. Văn bản ADPL hay văn bản cá biệt – cụ thể
D. Cả A, B và C

Câu 172. Bộ trưởng có quyền ban hành những loại VBPL nào:

A. Nghị định, quyết định
B. Nghị định, quyết định, thông tư
C. Nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị
D. Quyết định, thông tư, chỉ thị

Câu 173. Khẳng định nào là đúng:

A. Chủ thể của pháp luật hành chính là các cơ quan, nhân viên nhà nước, công dân và các tổ chức khác
B. Chủ thể của pháp luật hành chính chỉ là các cơ quan, nhân viên nhà nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 174. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, nhân viên nhà nước, công dân và các tổ chức khác
B. Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, nhân viên nhà nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

READ:  Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước - Pháp luật đại cương

Câu 175. Tùy theo mức độ phạm tội, tội phạm hình sự được chia thành các loại:

A. Tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng
B. Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu 176. Tuân thủ pháp luật là:

A. Thực hiện các QPPL cho phép.
B. Thực hiện các QPPL bắt buộC.
C. Thực hiện các QPPL cấm đoán.
D. Cả B và C

Câu 177. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong các văn bản sau của hệ thống VBQPPL Việt Nam:

A. Bộ Luật
B. Pháp lệnh
C. Thông tư
D. Chỉ thị

Câu 178. Chủ thể có hành vi trái pháp luật, thì:

A. Phải chịu trách nhiệm pháp lý
B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý
C. Có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc không, tùy theo từng trường hợp cụ thể
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 179. Nguyên tắc “không áp dụng hiệu lực hồi tố” của VBPL được hiểu là:

A. VBPL chỉ áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
B. VBPL không áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
C. VBPL áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước và sau thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 180. Để phân biệt ngành luật với các đạo luật, nhận định nào sau đây là đúng:

A. Ngành luật phải có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
B. Đạo luật phải có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai