Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương
Câu 551. Hội đồng xét xử phiên tòa tái thẩm trong vụ án dân sự có thẩm quyền:
A. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án
B. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 552. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự:
A. Chỉ bao gồm các quan hệ tài sản
B. Chỉ bao gồm các quan hệ nhân thân
C. Cả các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 553. Đâu là nguồn của ngành luật dân sự:
A. Chỉ có Bộ luật dân sự là nguồn duy nhất của ngành luật dân sự
B. Các QPPL của Hiến pháp và các đạo luật khác điều chỉnh quan hệ dân sự là nguồn của ngành luật dân sự
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 554. Đâu là nguồn của ngành luật dân sự:
A. Các văn bản dưới luật có các QPPL dân sự là nguồn của ngành luật dân sự
B. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có các QPPL dân sự là nguồn của ngành luật dân sự
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 555. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Khi xét xử, tòa án có quyền hủy quyết định có liên quan đến vụ án của CQNN, tổ chức kinh tế, TCXH rõ ràng là trái pháp luật
B. Khi xét xử, tòa án không có quyền hủy quyết định có liên quan đến vụ án của CQNN, tổ chức kinh tế, TCXH rõ ràng là trái pháp luật
C. Khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể, tòa án có quyền hủy hoặc không có quyền hủy quyết định có liên quan đến vụ án của CQNN, tổ chức kinh tế, TCXH rõ ràng là trái pháp luật
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 556. Nguyên tắc của Ngành luật tố tụng dân sự:
A. Hòa giải là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự đối với mọi vụ án dân sự
B. Hòa giải không là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự đối với mọi vụ án dân sự
C. Hòa giải là nguyên tắc bắt buộc, trừ một số trường hợp pháp luật không cho phép hòa giải
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 557. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng dân sự:
A. Trong vụ án dân sự, các đương sự có quyền quyết định và tự định đoạt nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
B. Trong vụ án dân sự, các đương sự không có quyền quyết định và tự định đoạt.
C. Trong vụ án dân sự, việc đương sự có quyền quyết định và tự định đoạt hay không là tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 558. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng dân sự:
A. A. Tất cả các vụ án dân sự đều xét xử công khai
B. Tất cả các vụ án dân sự đều phải được xử kín
C. Tất cả các vụ án dân sự đều xét xử công khai trừ một số trường hợp tòa án xử kín
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 559. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng dân sự:
A. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các đương sự không có quyền khiếu nại, tố cáo
B. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các đương sự có quyền khiếu nại, tố cáo
C. Các đương sự chỉ được quyền khiếu nại, tố cáo khi tòa án cho phép D. Cả A, B và C đều sai
Câu 560. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng dân sự:
A. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về tòa án.
B. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự.
C. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về tòa án và đương sự.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 561. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng dân sự:
A. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các cơ quan, tổ chức không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ có liên quan đến vụ án
B. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ có liên quan đến vụ án
C. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các cơ quan, tổ chức chỉ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nếu thấy cần thiết
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 562. Chủ thể của ngành luật tố tụng dân sự:
A. Tòa án nhân dân là chủ thể bắt buộc
B. Cơ quan điều tra là chủ thể bắt buộc
C. Các đương sự là chủ thể bắt buộc
D. Cả A và C đều đúng
Câu 563. Thẩm quyền của cấp tòa án giải quyết vụ án dân sự:
A. Tòa án cấp huyện
B. Tòa án cấp tỉnh
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 564. Thẩm quyền của cấp tòa án giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài:
A. Tòa án cấp huyện
B. Tòa án cấp tỉnh
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Cả B và C đều đúng
Câu 565. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:
A. Là tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn là pháp nhân thì đó là tòa án nơi pháp nhân có trụ sở. Các đương sự có thể thỏa thuận yêu cầu tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết.
B. Tranh chấp bất động sản do tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
C. Trong một số trường hợp, nguyên đơn được lựa chọn tòa án giải quyết.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 566. Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:
A. Bị đơn
B. Bị cáo
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều sai
Câu 567. Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:
A. Nguyên đơn
B. Bị cáo
C. Bị can
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 568. Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:
A. Bị cáo
B. Bị can
C. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 569. Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về:
A. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
B. Cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền lợi bị xâm phạm.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 570. Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về:
A. Cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền lợi bị xâm phạm.
B. TCXH được khởi kiện một số vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích chung.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 571. Khi một vụ án dân sự không có ai khởi kiện, quyền khởi tố vụ án dân sự đó thuộc về:
A. Viện kiểm sát có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích chung.
B. Tòa có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích chung.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 572. Khi một vụ án dân sự không có ai khởi kiện, quyền khởi tố vụ án dân sự đó thuộc về:
A. Viện kiểm sát có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích chung.
B. Cơ quan công an có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 573. Khi một vụ án dân sự không có ai khởi kiện, quyền khởi tố vụ án dân sự đó thuộc về:
A. Tòa có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích chung.
B. Cơ quan công an có quyền khởi tố để bảo vệ lợi ích chung.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 574. Các vụ việc không được hòa giải trong vụ án dân sự:
A. Hủy kết hôn trái pháp luật; đòi bồi thường thiệt hại tài sản của nhà nước.
B. Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 575. Các vụ việc không được hòa giải trong vụ án dân sự:
A. Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch; những việc khiếu nại danh sách cử tri.
B. Tranh chấp đất đai khi các bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 576. Trong vụ án dân sự, nếu hòa giải thành, sau 15 ngày mà các bên đương sự không có phản đối thì tòa án ra quyết định công nhận, quyết định này:
A. A. Có hiệu lực đối với các bên đương sự
B. Không có hiệu lực đối với các bên đương sự
C. Có thể có hiệu lực hoặc không có hiệu lực đối với các đương sự là tùy từng trường hợp cụ thể.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 577. Trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự:
A. Trong bất cứ trường hợp nào, các đương sự có quyền yêu cầu thay đổi các thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch;
B. Trong bất cứ trường hợp nào, các đương sự không có quyền yêu cầu thay đổi các thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch;
C. Trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật, các đương sự có quyền yêu cầu thay đổi các thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 578. Trong vụ án dân sự, người được tòa án triệu tập để làm chứng hoặc cung cấp chứng cứ:
A. Người được triệu tập phải tuân thủ nghiêm chỉnh quyết định của tòa án
B. Người được triệu tập không phải tuân thủ quyết định của tòa án nếu thấy điều đó không có lợi cho mình
C. Người được triệu tập có thể từ chối việc triệu tập của tòa án trong mọi trường hợp
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 579. Trong việc nghị án vụ án dân sự:
A. Quyền quyết định bản án, quyết định thuộc về chủ tọa phiên tòa
B. Quyền quyết định bản án, quyết định thuộc về thẩm phán
C. Quyền quyết định bản án, quyết định thuộc về hội đồng xét xử (thẩm phán và hội thẩm nhân dân)
D. Quyền quyết định bản án, quyết định thuộc về hội thẩm nhân dân
Câu 580. Trong vụ án dân sự:
A. Tòa án và viện kiểm sát có quyền thực hiện các hoạt động điều tra để làm rõ những tình tiết của vụ án trong bất cứ vụ án nào nếu thấy cần thiết
B. Nghiêm cấm tòa án và viện kiểm sát thực hiện các hoạt động điều tra
C. Tòa án và viện kiểm sát có quyền thực hiện các hoạt động điều tra chỉ trong một số vụ án do pháp luật quy định để làm rõ những tình tiết của vụ án
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 581. Trong vụ án dân sự, sau khi tuyên án:
A. Chủ tọa phiên tòa có nghĩa vụ giải thích cho các đương sự quyền kháng cáo của họ.
B. Chủ tọa phiên tòa không có nghĩa vụ giải thích cho các đương sự quyền kháng cáo của họ.
C. Chủ tọa phiên tòa có nghĩa vụ giải thích cho các đương sự quyền kháng cáo của họ chỉ trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 582. Bản án, quyết định của vụ án dân sự:
A. Được quyết định theo đa số tương đối (trên 50%)
B. Được quy định theo đa số tuyệt đối (trên 2/3)
C. Phải được tất cả các thành viên của hội đồng xét xử chấp thuận
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 583. Thủ tục phúc thẩm dân sự là thủ tục của tố tụng dân sự, trong đó tòa án cấp trên xét lại:
A. Các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị
B. Các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị
C. Các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 584. Về phạm vi xét xử của phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
B. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét những phần khác của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
C. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
D. Cả A và B đều đúng
Câu 585. Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Các đương sự
B. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu muốn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 586. Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Người đại diện của đương sự
B. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu muốn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 587. Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Các đương sự
B. Người đại diện của đương sự
C. TCXH khởi kiện vì lợi ích chung.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 588. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Tất cả tòa án các cấp và viện kiểm sát các cấp
B. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp với tòa án đã xét xử sơ thẩm
C. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 589. Trước và trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự:
A. Người kháng cáo, kháng nghị có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghị.
B. Người kháng cáo, kháng nghị không có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghị.
C. Người kháng cáo, kháng nghị chỉ có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghị khi được hội đồng xét xử cho phép.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 590. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, tòa án có quyền:
A. Giữ nguyên bản án, quyết định
B. Sửa bản án, quyết định
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 591. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, tòa án có quyền:
A. Hủy bản án, quyết định để xét xử lại
C. Cả A và B đều đúng
B. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án
D. Cả A và B đều sai
Câu 592. Hiệu lực của bản án, quyết định phúc thẩm của vụ án dân sự:
A. Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay.
B. Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày
C. Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành sau 30 ngày
D. Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành sau 60 ngày
Câu 593. Khi bản án, quyết định của phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự có hiệu lực:
A. Các đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
B. Các đương sự không có quyền kháng cáo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
C. Các đương sự chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi tòa án đã xét xử phúc thẩm cho phép
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 594. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp), là những QHXH:
A. Liên quan đến nguồn gốc của quyền lực nhà nước, bản chất của nhà nước.
B. Liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Liên quan đến việc xác định mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, tức là quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức nhà nước.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 595. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp):
A. Phương pháp định nghĩa
B. Phương pháp bắt buộc
C. Phương pháp quyền uy
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 596. Chủ thể của ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp):
A. Nhân dân, nhà nước, dân tộc, tập thể ưu tú, một nhóm người khó xác định, một đơn vị hành chính lãnh thổ, hay một cá nhân không có quốc tịch… – là những khái niệm chung nhất.
B. Những con người cụ thể
C. Những cơ quan, tổ chức cụ thể
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 597. Nguồn của ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp):
A. Hiến pháp là nguồn duy nhất của ngành luật nhà nước
B. Ngoài Hiến pháp thì các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước cũng là nguồn của ngành luật nhà nước
C. Ngoài Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước thì các nghị quyết của ĐCS cũng là nguồn của ngành luật nhà nước
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 598. Đâu là nguồn của ngành luật hành chính:
A. Các quy định của Hiến pháp điều chỉnh những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
B. Các đạo luật điều chỉnh những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
C. Các văn bản dưới luật điều chỉnh những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 599. Đâu là nguồn của ngành luật hành chính:
A. Các quy định của Hiến pháp điều chỉnh những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
B. Các đạo luật điều chỉnh những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 600. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính:
A. Những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
B. Những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các CQNN khác.
C. Những QHXH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các CQNN khác hoặc các TCXH khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
D. Cả A, B và C đều đúng