Cuộc đời và sự nghiệp tác giả nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tiểu sử

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự nghiệp văn học

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)

O chuột (1942)

Nhà nghèo (1944)

Truyện Tây Bắc (1953)

Miền Tây (1967)

Cát bụi chân ai (1992)

Ba người khác (2006)

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, “đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam” trong nền văn học hiện thực.

Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Giải thưởng

Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);

Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);

Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010

Quan điểm

“Hà Nội do dân tứ phương lập lên. Người Hà Nội gốc có lẽ chỉ là mấy anh đánh cá ở sông Tô Lịch. Mà Tô Lịch chỉ còn là một phế tích. Chẳng có ai sống ở Hà Nội được đến mười đời. Vì thế muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam, rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Tất nhiên người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Bất cứ ai cũng có thể về làm Lãnh đạo Hà Nội. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội.     ”

READ:  Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ

— Nhà văn Tô Hoài

Đánh giá

“Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.


Những tác phẩm văn chương để đời của nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài – tác giả tập truyện “gối đầu giường” của biết bao thế hệ độc giả “Dế mèn phiêu lưu ký” đã từ trần vào sáng ngày hôm nay (6/7) ở tuổi 95. Ông đã ra đi nhưng có lẽ, những tác phẩm văn chương của ông sẽ còn sống mãi trong lòng công chúng.

Sinh ngày 27/9/1920 tại quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội, nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Thời niên thiếu, nhà văn Tô Hoài đã từng làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như dạy học, bán hàng, kế toán hiệu buôn… và cũng có nhiều quãng thời gian bị thất nghiệp. Tuy nhiên, khi đến với văn chương, ông nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến. Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Tô Hoài đã miệt mài sáng tác các tác phẩm thuộc đủ thể loại: từ tiểu thuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận phê bình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn. Với hơn 200 đầu sách đã xuất bản, có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn Việt Nam có nhiều đầu sách nhất từ xưa đến nay.

Trong số những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn Tô Hoài, thế hệ trẻ biết đến nhiều nhất là truyện ngắn “Dế mèn phiêu lưu ký” (sáng tác năm 1942) – tác phẩm văn xuôi đặc sắc viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới.

Với cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã đưa trẻ nhỏ đến với thế giới loài vật sinh động và cũng đầy yêu thương. Ai đã từng đọc “Dế mèn phiêu lưu ký” chắc chắn sẽ không thể quên tình bạn gắn bó của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc trầm lặng, chị Cào Cào ồn ào duyên dáng, Bọ Ngựa kiêu căng hay Cóc huênh hoang… Mỗi một loài động vật, nhà văn lại dùng ngòi bút của mình để lột tả rõ nét tính cách và đời sống riêng của chúng, để từ đó bày tỏ quan niệm của chính tác giả về nhân sinh, về khát vọng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui và sự đoàn kết.

READ:  Bài văn Tả buổi tham quan di tích lịch sử

Với nội dung và ý nghĩa sâu sắc mà câu chuyện đem lại, tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” quả thực có giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của không chỉ trẻ em mà còn của những con người đã trưởng thành và trải qua bao thăng trầm cuộc sống.

Cũng viết về đề tài loài vật, nhà văn Tô Hoài còn được biết đến với các tác phẩm tiêu biểu như O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực… Vẫn với tài quan sát và lối viết tinh tế, hóm hỉnh của nhà văn tài năng, thế giới động vật trong các tác phẩm của ông luôn hiện lên vô cùng độc đáo, sinh động. Tuy nhiên, chính từ những câu chuyện về loài vật này mà người đọc vẫn có thể liên tưởng tới những vấn đề trong đời sống xã hội. Và theo đánh giá của nhiều độc giả, trong tất cả các tác phẩm của mình, nhà văn Tô Hoài luôn thể hiện mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Ngoài những tác phẩm viết về loài vật, nhà văn Tô Hoài còn dành tài năng và tâm huyết của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh, bế tắc, nghèo khổ. Trong số đó, các thế hệ độc giả sẽ mãi nhớ tới số phận của bà lão Vối trong truyện “Mẹ già”. Chỉ vì đánh mất con lợn mà cụ bị chính con gái chửi rủa, hắt hủi; Chị Hối bị ốm không có tiền mua thuốc chữa trong truyện “Ông cúm bà co”; hay bé Gái trong cảnh “Nhà nghèo”; Hương Cay trốn nợ trong “Khách nợ”…

Mỗi một mảnh đời bất hạnh trong các tác phẩm của nhà văn luôn khiến người đọc ám ảnh và suy nghĩ khôn nguôi về cuộc đời.

Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn Tô Hoài tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại khác nhau. Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu của ông giai đoạn này gồm Miền Tây (tác phẩm đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970), Núi cứu quốc, Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu, Mười Năm, Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tôi thăm Campuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa…

Trong sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn Tô Hoài từng được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Điều đáng nói, một số tác phẩm về đề tài thiếu nhi của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và độc giả trẻ nhiều nước trên thế giới yêu mến.

Ra đi ở tuổi 95, nhà văn Tô Hoài thực sự để lại trong lòng công chúng, đặc biệt là những độc giả trẻ tuổi niềm tiếc thương vô hạn. Và một điều chắc chắn rằng, dù nhà văn Tô Hoài không còn nữa nhưng kho tàng sáng tác đồ sộ của ông sẽ vẫn còn mãi với thời gian bởi những giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà ông hướng tới.