Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn, nhà báo, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Ngày 6/6/1977, Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nôi, thọ 75 tuổi.

Nguyễn Công Hoan viết văn từ năm 17 tuổi, năm 20 tuổi xuất bản tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan, và năm 32 tuổi (1935), nổi tiếng với tập truyện ngắn Kép Tư Bền.

Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Ông sinh ngày 6/3/1903 trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới. Chính ở trong gia đinh mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích bọn quan lại. Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này.

Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà Cổ…) cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cách mạng ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên báo Vệ Quốc quân, Giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập tờ báo Quân nhân học báo. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, ông làm việc tại trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo khoa và biên soạn cuốn Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đên năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất.

Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề viết văn với cương vị Chủ tích Hôi nhà văn ( khóa đầu tiên 1957 – 1958), ủy viên Ban thường vụ trong các khóa chấp hành liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được ghi trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô ( cũ) từ những năm 60 và cũng ngay những năm 60 của thế kỉ XX, Giáo sư tiến sĩ Niculin đã gọi ông là “ bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”.

Nguyễn Công Hoan viết văn từ rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi và phong cách viết. Ông chuyên viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã hội, sở trường là bút pháp hiện thực trào lộng. Ông đã vẽ lên bức tranh sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối. Ông đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, quyền cao chức trọng nhưng tài hèn đức mọn, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản lố lăng, đồi bại, đồng thời ông rất thương cảm cho những người nghèo khổ, bênh vực họ.

READ:  Hãy kể lại mười năm sau em trở lại trường xưa

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán, trong phê phán lại có tính trữ tình rất sâu đậm. Chính vì vậy mà văn của ông được người đọc yêu mến và trân trọng. Tác phẩm đầu tay của ông được người đọc yêu mến và trân trọng. Tác phẩm in đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nên văn xuôi Việt Nam bằng tiếng quốc ngữ. Đến Kép Tư Bền ( viết năm 1927, xuất bản năm 1935) thì ông thực sự trở thành “ một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn và nghệ thuật trào phúng” – ( Lê Thị Đức Hạnh). Kép Tư Bền đã gây nên một chấn động lớn trên văn đàn, 18 tờ báo suốt từ Nam đến Bắc đăng bai khen ngợi. Đây cũng chính là đề tài cho chuộc bút chiến giữa hai quan điểm “ Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “ nghệ thuật vị nhân sinh”.

Là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, với nghề. Nguyễn Công Hoan độc đáo từ cách nhìn rọi vào cuộc đời, ông lắng nghe và lộc từ trong đó ra những tấn bi kịch và đưa nó vào tác phẩm bằng một giọng văn giễu cợt, mỉa mai. Những cái đó tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, một phong cách rất riêng làm cho ông khác hẳn những nhà văn hiện thực cùng thời với ông.

Nguyễn Công Hoan viết nhiều trong những năm 1920 – 1945. Truyện dài của ông chiếm khối lượng lớn, tiêu biểu là tác phẩm Bước đường cùng (xuất bản năm 1938), cuốn truyện ra đời vào lúc phong trào Mặt trận dân chủ lên cao, có ảnh hưởng rất sâu rộng. Chính quyền thực dân đã phải ra lệnh cấm lưu hành. Song cái phần đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Công Hoan mới có lại ở truyện ngắn. Từ sau năm 1954, ông cũng có nhiều truyện ngắn viết về cải cách ruộng đất và chiến sĩ cách mạng.

READ:  Em cảm nhận và tả về một cơn mưa

Qua hơn 50 năm cầm bút, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, hơn 50 truyện dài cùng nhiều bút ký, hồi ký, tiểu luận về ngôn ngữ, văn học, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ở Liên Xô ( cũ), Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbanni…

Năm 1988, tại cuộc Hội thảo khoa học “Nguyễn Công Hoan con người và sự nghiệp” tổ chức ở Hà Nội nhân 85 năm ngày sinh của nhà văn ( 1903 – 1988), nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi trong nước đã tỏ lòng trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị bộ tiểu thuyết Đống rác cũ của ông, bộ tiểu thuyết đã bị thu hồi năm 1963.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vinh dự được là một trong 14 nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.

Tác phẩm: Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:

  1. Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)
  2. Răng con chó của nhà tư sản (truyện ngắn, 1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm 1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)
  3. Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
  4. Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
  5. Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931)
  6. Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
  7. Xin chữ cụ nghè (truyện ngắn, 1932)
  8. Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
  9. Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
  10. Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
  11. Cô làm công (tiểu thuyết, 1936)
  12. Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
  13. Vợ (truyện ngắn, 1937)
  14. Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
  15. Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939)
  16. Phành phạch (truyện ngắn, 1939)
  17. Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)
  18. Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955)
  19. Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
  20. Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)
  21. Hỗn canh hỗn cư (truyện dài, 1961)
  22. Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
  23. Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
  24. Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản. Văn học, 1983 – 1986)