Trình bày các yếu tố đảm bảo sự phát triển kinh tế?

Yếu tố đảm bảo sự phát triển kinh tế gồm 2 nhóm yếu tố cơ bản sau: Điều kiện tự nhiên, Các nhân tố kinh tế – xã hội.

1- Điều kiện tự nhiên:

1.1 Đặc điểm dân cư:

Được xem xét trên các mặt:

– Số lượng (dân số): Được xemxe1t trong mối quan hệ với diện tích quốc gia, quỹ tài nguyên quốc gia, qui mô tối ưu về nhân lực, do các chương trình sản xuất (bao gồm nhân lực cho SX và người tiêu dùng), tốc độ tăng dân số so với tốc độ TTTkinh tế.

– Sự phân bố dân cư: Dân cư được phân bố tập trung hay phân tán, đồng đều hay dồn tụ đều ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ lực lượng sản xuất qua đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

1.2 Nguồn tài nguyên:

Đặc điểm tài nguyên của quốc gia được thể hiện trên các mặt: cơ cấu tài nguyê; chất lượng tài nguyên, gồm giá trị sử dụng của tài nguyên, hàm lượng và điều kiện khai thác; sự phân bố tài nguyên.

Khi khai thác tài nguyên thiên nhiên cân lưu ý phân thành 3 loại:

  • Tài nguyên không có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có quy mô không tăng. Hoặc những tài nguyên khi sử dụng thì hết dần và cạn kiệt.
  • Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Tài nguyên rừng và động thực vật trên cạn dưới nước.
  • Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: đó là năng lượng mặt trời; năng lượng nước thủy triều; năng lượng gió; thủy năng sông ngòi, nguồn nước, khí hậu, không khí.
READ:  Mô hình và nội dung chủ yếu chính thương mại quốc tế của Nhật Bản

1.3. Khí hậu, môi trường tự nhiên:

1.4. Vị trí địa lí quốc gia:

Tác động đến phát triển kinh tế trên các mặt: Khả năng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế; điều kiện an toàn tự nhiên cho kinh tế và con người; mức độ an ninh quốc gia.

2/ Các nhân tố kinh tế – xã hội:

2.1.Đặc trưng văn hóa dân tộc:

-Vừa là đối tương, vừa là điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

-Đặc trưng của văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thông qua: dân trí thể hiện ở trình độ phổ thông của công dân, trình độ của đội ngũ trí thức trong xã hội; tập quán sản xuất và tiêu dùng; các xu thế về sở hữu, pháp lý quan hệ cộng đồng quốc gia và quốc tế….; tín ngưỡn tôn giáo.

2.2.Đặc điểm lịch sử quốc gia, dân tộc:

-Lịch sử quôc gia dân tộc có liên quan đến sự phát triển kinh tế thông qua các yếu tố:

  • Tính phức tạp của hệ thống mục tiêu phát triển do phải trãi qua nhiều giai đoạn cách mạng.
  • Tính phức tạp của biện pháp phát triển: tùy thuộc việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của mỗi thời kỳ, mà có biện pháp phát triển khác nhau.

-Ảnh hưởng đến các mặt của sự phát triển:

  • Sự lựa chọn, theo đuổi các mục tiêu xã hội nhân văn;
  • Sự lựa chọn chế độ kinh tế, mà nội dung cơ bản của nó là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất;
  • Khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế;
  • Sự linh hoạt, uyển chuyển của cộng đồng trong quá trình phát triển
READ:  Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của Việt Nam trong thu hút FDI từ EU

2.3. Môi trường chính trị trong nước và quốc tế:

-Sự hòa thuận trong nội bộ quốc gia (nhân hòa): Bao gồm quan hệ giai cấp, quan hệ chủng tộc, sắc tộc, quan hệ tôn giáo, quan hệ địa phương.

+Sự hòa thuận với quốc tế và khu vực;

Hai yếu tố trên tạo ra: sự ổn định chính trị nôi bộ, tạo ra sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia và quốc tế

2.4 năng đáp ứng về vốn đầu tư (cả quy mô và thời gian)

2.5.Cơ sở vật chất – kỹ thuật đã có từ trước: thông qua các yếu tố:

-Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế

-Các cơ sở kinh tế

Sự tác động của cơ sở vật chất- kỹ thuật tác động đến sự phát triển trên cả hai mặt thuận- nghịch.

2.6.Sự quản lý đúng đắn của nhà nước: đây là nhân tố có vai trò bao trùm.