Trên cơ sở các tiêu thức khác nhau, người ta chia phân tích và dự báo ra thành nhiều loại:
1/Theo tiêu thức bản chất của đối tượng phân tích và dự báo:
- Phân tích dự báo khoa học – kỹ thuật
- Phân tích và dự báo kinh tế – xã hội
- Phân tích và dự báo chính trị, quân sự
2/ Theo phạm vi của đối tượng phân tích và dự báo:
- Phân tích dự báo tổng thể (bao gồm nhiều lĩnh vực hoặc toàn bộ nền kinh tế)
- Phân tích và dự báo ngành, lĩnh vực
3/ Theo tính chất bao trùm của đối tượng phân tích và dự báo:
- Phân tích dự báo cá thể (đơn lẻ); nhằm phân tích từng chỉ tiêu, yếu tố của hệ thống.
- Phân tích và dự báo tổng thể, bao gồm cả hệ thống hoặc nhóm chỉ tiêu có quan hệ với nhau (dạng này thường được áp dụng trong việc phân tích và dự báo theo đơn vị hành chính: xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố hoặc phạm vi quốc gia)
4/ Theo hướng phân tích và dự báo:
-Phân tích dự báo tìm kiếm: Trên cơ sở phân tích quá khứ, tiên lượng dự báo kết quả trong tương lai.
-Phân tích và dự báo định mức: Cho biết cách thức và thời hạn đạt được mục tiêu.
5/ Theo thời gian phân tích và dự báo:
- Phân tích dự báo dài hạn: dự báo viễn cảnh (từ 10, 20,30 năm…)
- Phân tích và dự báo trung hạn ( thường từ 3, 5 hoặc dưới 10 năm)
- Phân tích và dự báo ngắn hạn: đây là dạng phân tích trong khoảng thời gian linh hoạt, có thể từ vài giờ đến 2, 3 năm.
6/ Theo tính chất phân tích và dự báo:
- Phân tích dự báo
- Dự báo nghiên cứu
- Dự báo chương trình
- Dự báo tổ chức
Đây là các bước kế tiếp nhau của quá trình xây dựng nói chung
7/ Theo phạm vi đối tượng dự báo:
- Phân tích dự báo điểm: Kết quả dự báo được biểu hiện dưới dạng con số xác định,
- Phân tích và dự báo khoảng: Đối tượng nghiên cứu nằm trong dự báo với xác suất tin cậy.
8/ Các loại dự báo khác:
- Dự báo đơn: dự báo đơn lẻ, không tính đến yếu tố tác động.
- Dự báo có điều kiện: Dự báo kết quả trong mối quan hệ với các điều kiện, yếu tố có liên quan,
- Dự báo đồng bộ: là hệ thống dự báo gồm dự báo đơn và dự báo có điều kiện.