Nêu khái niệm, đặc điểm công cụ tài chính, phân loại công cụ tài chính?

Khái niệm công cụ tài chính: công cụ tài chính là bất kì hợp đồng kinh tế nào đem lại tài sản tài chính cho chủ thể này, đồng thời đem lại nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu cho chủ thể kia trong hợp đồng.

Đặc điểm công cụ tài chính:

-Công cụ tài chính không có hình dạng vật chất cụ thể (thường chỉ là các bút toán ghi sổ hay là các giấy tờ);

-Giá trị của Công cụ tài chính không phụ thuộc vào giá trị sử dụng mà phụ thuộc và cung cầu trên thị trường.

-Giá trị của Công cụ tài chính có sự biến động theo thời gian.

-Công cụ tài chính không tham gia trực tiếp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ như TSCĐ hay hàng tồn kho.

-Công cụ tài chính là loại tài sản có tính lỏng cao, hỗ trợ cho các quyết định tài chính của nhà quản lý như việc quyết định giữ lại tỷ lệ tiền mặt là bao nhiêu, lựa chọn các phương án đầu tư từ tiền mặt nhàn rỗi…

READ:  Những quy luật kinh tế nào làm cơ sở cho công tác dự báo phát triển kinh tế xã hội?

Phân loại công cụ tài chính:

Công cụ tài chính được phân làm 2 loại cơ bản là tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Cụ thể:

Tài sản tài chính gồm 4 loại:

  • Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQKD
  • Nhóm 2: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
  • Nhóm 3: Khoản cho vay và phải thu
  • Nhóm 4: Tài sản tài chính không thuộc 3 nhóm trên

Nợ phải trả tài chính gồm 2 loại:

  • Nhóm 1: Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, bao gồm:
    • Nợ phải trả tài chính nắm giữ để kinh doanh;
    • Công cụ tài chính phái sinh
    • Nợ phải trả tài chính được doanh nghiệp xếp vào nhóm ghi theo giá trị hợp lý
    • Phải trả người bán, phải trả nội bộ… bằng ngoại tệ
  • Nhóm 2:  Nợ phải trả tài chính khác:
    • Không thuộc nhóm trên
    • Phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, nhận kí cược kí quỹ bằng VND