Phân tích quy trình chính sách xã hội? Cho ví dụ cụ thể?

Chính sách xã hội được xem xét như một quy trình với nhiều hoạt động liên tục theo thời gian, từ khi phát hiện vẫn đề xã hội đến khi vẫn đề được giải quyết thông qua những can thiệp của nhà nước vào hoạt động của chủ thể xã hội.

Quy trình của chính sách xã hội được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:

  • Hoạch định chính sách
  • Tổ chức triển khai
  • Điều chỉnh chính sách
  • Phối kết hợp thực hiện
  • Kiểm tra, giám sát

Hoạch định chính sách:

– Là khâu đầu tiên của quy trình chính sách.

– Vai trò là cơ sở, tiền đề cho toàn bộ hoạt động tiếp sau bởi vì hoạch định chính sách quyết định nội dung, cách thức, tiến độ thực hiện, mục tiêu, kết qỉa chính sách.

– Giúp toàn bộ quá trình thực hiện đúng hướng, không bị chệch mục tiêu.

– Hoạch định chính sách còn đem lại khả năng tiết kiệm nguồn nhân lực.

– Là thang đo đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc, làm cho việc kiểm tra được dễ dàng hơn.

Tổ chức thực hiện chính sách:

– Được tiến hành sau khi hoạch định chính sách – điều kiện cần.

– Làm cho chính sách vận hành – điều kiện đủ để chính sách thành công.

– Bao gồm một loạt các hoạt động như:

  • Tổ chức cơ cấu bộ máy.
  • Xây dựng chương trình hành động, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết và thời gian để thực thi chính sách.

Chỉ đạo, phối kết hợp trong quá trình thực hiện chính sách:

– Chính sách xã hội là chính sách mang tầm vĩ mô, để triển khai thực hiện cần nhiều chủ thể tham gia.

READ:  Phân tích mô hình và nội dung của chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc thời kỳ từ năm 1978 đến nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VN?

– Sự đông đảo trong đội ngũ chủ thể thực hiện chính sách xã hội có thuận lợi về nguồn lực.

– Tuy nhiên nó gây ra sự chồng chéo hoặc bỏ sót công việc do phân định nhiệm vụ không rõ ràng, các chủ thể hoạt động độc lập, không có sự liên lạc thông tin với nhau nên nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là tăng cường cơ chế để tăng sự phối hợp trong hoạt động của các chủ thể khác nhau.

– Sự phối hợp hoạt động có thể thực hiện theo chiều dọc, theo chiều ngang, hoặc kết hợp cả hai hình thức.

Thanh tra, kiểm tra chính sách:

– Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả hoạt động của một chủ thể nhất định dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn, thang đo được xã định từ trước để phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra các tác động điều chỉnh kịp thời, góp phần hoàn thành mục tiêu chung.

– Thông qua kiểm tra, nhà quản lý sẽ nắm được toàn bộ tình hình hoạt động: biết được tiến độ công việc hoàn thành tới đâu, chất lượng và khối lượng công việc.

– Điều chỉnh được nhịp độ làm việc giữa các bộ phận sao cho hài hòa.

– Phát hiện được những vấn đề phát sinh trong tiến trình thực thi chính sách từ đó đưa ra được những hướng xử lý kịp thời.

READ:  Thành công và hạn chế của việt nam trong việc thu hút FDI từ EU và bp khắc phục

Điều chính chính sách:

– Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểu tra, số liệu điều tra, khảo sát và tổng kết thực hiện chính sách xã hội, các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, phân tích và xã định cac tồn tại, bất hợp lý, thiếu sót, để đưa ra cá kiến nghị về bổ sung, sửa đổi chính sách.

– Đối chiếu kết quả mới với thang đo ban đâu nhằm kiểu tra lại mức độ đáp ứng của hoạt động vói mục tiêu đặt ra.

– Nếu kết quả đã thỏa mãn tiêu chuẩn thì được công nhận là đã hoàn thành, nếu vẫn phát hiện ra sai lệch thi tiếp tục tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp sửa chữa.

– Việc kiểm tra phải được diễn ra thường xuyên nhằm điều chỉnh, thực thi để chính sách tới mục tiêu và hiệu quả cao nhất.