Khái niệm hoạch định chính sách xã hội:
Hoạch định chính sách xã hội là quá trình bao gồm việc nghiên cứu, đề ra một chính sách với các mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết vấn đề chính sách và việc thể chế hóa chính sách đó.
Cơ sở của hoạch định chính sách xã hội:
– Căn cứ khoa học nhân văn:
+ Thể hiện ở việc khi hoạch định, thiết kế chính sách phải coi trọng yếu tố con người.
+ Đặt con người ở vị trí trung tâm, xuất phát từ con người và phục vụ con người.
+ Mục tiêu cao nhất là vì con người, vì sự tiến bộ xã hội
+ Nhà nước ta là nhà nước “Của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” vì thế chính sách xã hội đều hướng tới mục đích là phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển của con người. Bảo đảm cho người dân có được cuộc sống ấm no, an toàn, có cơ hội phát triển toàn diện.
– Tính hệ thống trong hoạch định chính sách xã hội:
+ Tất cả các chính sách luôn liên hệ mật thiết với nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển xã hội, phát triển con người.
+ Nếu xây dựng chính sách xã hội mà thiếu tính hệ thống thì chính sách xã hội mới có thể mâu thuẫn với các chính sách hiện hành, gây hên khó khăn cho công tác quản lý.
+ Mỗi chính sách xã hội có một số mục tiêu trọng điểm, các mục tiêu này phải được thiết kết trong mối tương quan với mục tiêu của các nhà chính sách hiện có, không được mâu thuẫn với nhau mà đều phải hướng vào mục tiêu xã hội tổng thể của đất nước.
– Căn cứ định hướng chính trị và những quy định pháp luật hiện hành trong hoạch định chính sách xã hội
+ Hoạch định chính sách xã hội phải dựa vào các căn cứ định hướng đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và phải căn cứ vào hệ thông pháp luật hiện hành và tuân thủ các quy định pháp luật.
+ Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành ở nước ta là sự thể chết hóa cương lĩnh chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng. Vì vậy hoạch định các chính sách xã hội phải căn cứ vào những quan điểm, đường lối của
Đảng và tuân thủ những quy phạm pháp luật được thể chế hóa từ đường lối chính trị đó.
+ Những quy định hiện hành cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội nhưng quy chuẩn để xây dựng chính sách, đề ra mục tiêu, xây dựng chương trình, dự án…. để thực hiện chính sách trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, phù hợp với thể chế. Đồng thời chính sách xã hội là nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới.