* Trong luật hàng không quốc tế có 8 thương quyền. Bao gồm 5 thương quyền cơ bản và 3 thương quyền bổ sung
Quyền tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia kết ước, không kèm theo quyền hạ cánh. Đây là quyền qua lại vô hại trong hoạt động hàng không dân dụng quốc tế
Quyền đậu xuống lãnh thổ của quốc gia khác vì lý do kỹ thuật, phi thương mại (sửa chữa, tiếp nhiên liệu…)
Quyền lấy hành khách, hàng hóa, thư tín chở từ nơi đăng tịch máy bay tới lãnh thổ nước ngoài.
Quyền lấy hành khách, hàng hóa, thư tín trên lãnh thổ nước ngoài chở về nơi đăng tịch của máy bay.
Quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín ở nước ngoài chở đến bất kỳ nước kết ước thứ ba nào, và quyền trả hành khách, hàng hóa, thư tín chở từ bất cứ nước kết ước thứ ba nào tới nước này.
Quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín từ quốc gia khác có điểm dừng tại quốc gia đăng tịch máy bay và chở tiếp hành khách, hàng hóa, thư tín đến quốc gia kết ước khác. Thương quyền này là sự kết hợp giữa hai thương quyền 3 và 4.
Quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín vận chuyển giữa hai quốc gia kết ước khác.
Quyền chuyên chở hành khách, hàng hóa, thư tín giữa hai điểm nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Thông thường các hãng hàng không của quốc gia đó được ưu tiên hoặc độc quyền hưởng thương quyền này.
* Hiện nay Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định song phương đối với 15 nước và 1 vùng lãnh thổ ( Hongkong) nhằm trao đổi các thương quyền về hàng không nêu trên với các quốc gia khác, hợp tác khai thác các đường bay quốc tế cùng với các hãng hàng không nước ngoài