Khái niệm và nguồn của luật ngoại giao, lãnh sự.

Khái niệm: Luật ngoại giao và lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, trên cơ sở đó duy trì hoạt động chức năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước để phục vụ sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên hiệp.

Nguồn:

Quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các chủ thể luật quốc tế được duy trì và phát triển trên cơ sở các tập quán quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế sau:

  • Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;
  • Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự;
  • Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt;
  • Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia tại các tổ chức quốc tế phổ cập;
  • Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế.
  • Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức liên chính phủ.
  • Trong quan hệ của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, có 2 công ước chính:
  • Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc;
  • Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.
READ:  Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế?

Ngoài các ĐƯquốc tế đa phwong phổ cập về quan hệ ngoại giao còn có các điều ước quốc tế song phương được ký kết giữa Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc với các quốc gia- nơi có trụ sở của các tổ chức này.