Văn hóa du mục vs Văn hóa nông nghiệp
– Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.
– Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.
– Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người cai trị.
– quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng.
– Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ nữ.
– Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách nhiệm cung hình thành sớm.
– Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, địa phương cục bộ.
Câu hỏi phụ: tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi cách ứng xử của văn hóa nông nghệp là trọng phụ nữ?
– Truyền thống Việt Nam thì yếu tố xem trọng phụ nữ thể hiện rất rõ nét:
+ Phụ nữ cai quản kinh tế, tài chính trong gia đình, giáo dục con cái.
+ Vùng nông nghiệp ĐNA được phương Tây gọi là xứ sở mẫu hệ, điều này còn thể hiện rõ ở chê độ mẫu hệ của các dân tộc ít người như Ede, Giarai ngày nay..
– Tư tưởng coi thường phụ nữ vốn là do Trung Hoa truyền vào nước ta trong giai đoạn Bắc thuộc.
– Nước ta mới thoát khỏi thời đại phong kiến chưa lâu nên quan niệm này còn chậm thay đổi.