Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Điều này quan trọng thế nào trong việc dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

– Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các bộ phận kinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Sự thay đổi này là kết quả của quá trình:

+ Xuất hiện thêm những yếu tố kinh tế mới hay mất đi một số yếu tố kinh tế đã có, tức là có sự thay đổi về số lượng các bộ phận của nền kinh tế.

+ Tăng trưởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế đã dẫn tới thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai đoạn.

READ:  Điều kiện, ưu nhược điểm của phương pháp thành phần trong dự báo dân số?

+ Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận. Sự thay đổi này biểu hiện bằng số lượng các yếu tố kinh tế có liên quan và mức độ tác động qua lại giữa chúng. Và khi một yếu tố cấu thành nền kinh tế ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với các yếu tố khác còn lại, nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển

các yếu tố có liên quan với nó.

Sự tăng trưởng của các bộ phận dẫn đến thay đổi cơ cấu trong mỗi nền kinh tế. Cho nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế.

– Vận dụng mối quan hệ này để dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

READ:  Đề thi Dự báo phát triển kinh tế xã hội các năm gần đây

Chính tăng trưởng giữa các bộ phận làm thay đổi cơ cầu kinh tế nên sau khi xác lập được các phương án tăng trưởng theo dự kiến sẽ dễ dàng dự báo được cơ cấu ngành sẽ chuyển dịch như thế nào. Hoặc ngược lại sẽ kiểm tra được nhịp độ tăng trưởng cần thiết của các ngành để có được cơ cấu như mong muốn.