Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Cũng như một số nước trên thế giới, nước ta cũng có một lịch sử lâu đời, cũng đã trải qua các thời ki của xã hội nguyên thủy và xã hội cổ đại. Bài 8, chúng ta sẽ nghiên cứu thời kì đầu tiên của con người trên đất nước ta thời cổ đại.

Qua bài học này các em cần nắm vững: Trên đất nước ta, từ xa xưa đã có con người sinh sống; Trải qua hàng chục vạn năm những con người đó đã chuyển dần từ Người tối cổ đến Người tinh khôn.

[toc]
Các di tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta (Người tối cổ sống trên cả 3 miền đất nước).

1. Dấu tích của Người tối cổ:

Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta, cách đây 40-30 vạn năm.

Dấu tích:

  • Răng Người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn ).
  • Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng (rìu đá núi Đọ) ở Núi Đọ , Quan yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).
Răng của Người tối cổ ở Hang Thẩm Hai (Lạng Sơn)

Việc tìm thấy những chiếc răng cho thấy người vượn đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và họ đang trong quá trình tiến hoá để trở thành Người tinh khôn.

Rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa)

Ở Thanh Hóa, Đồng Nai: phát hiện nhiều công cụ bằng đá được ghè đẽo thô sơ.

2. Giai đoạn đầu của Người tinh khôn:

– Cách đây khoảng 3-2 vạn năm, Người tối  cổ chuyển dần thành Người tinh khôn.

READ:  Lịch sử 6 - Bài 5 - Các quốc gia cổ đại Phương Tây

– Di tích có ở: Mái đá Ngườm (Võ Nhai, Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), nhiều nơi khác ở Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.

– Họ cải tiến việc chế tác công cụ đá. Từ ghè đẽo thô sơ đến những chiếc rìu đá mài nhẵn, sắc phần lưỡi để đào bới thức ăn.

– Công cụ vẫn bằng đá nhưng ngày càng được chế tác tinh xảo, gọn, rõ hình thù, sắc bén hơn.

– Năng suất lao động cao hơn, nguồn thức ăn nhiều hơn => cuộc sống dần ổn định không dựa tất cả vào thiên nhiên.

Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)

So sánh công cụ của Người tinh khôn và Người tối cổ: ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng

3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn:

– Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ 12.000 đến 4.000 năm.

– Sống chủ yếu ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

– Chế tác công cụ đá: biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, biết làm đồ gốm, lưỡi cuốc đá.

– Năng xuất lao động cao hơn, cuộc sống ổn định và được cải thiện hơn.

* Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta chứng tỏ nước ta là quê hương của loài người.

* Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ đã mở rộng sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Rìu đá Bắc Sơn
Rìu đá Hoà Bình
Rìu đá Hạ Long

Bảng các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy ở Việt Nam.

READ:  Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội phong kiến châu Âu
Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy Công cụ
Người tối cổ 30 – 40 vạn năm Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng sơn); Núi Đọ (Thanh Hoá);
Xuân Lộc (Đồng Nai)…
Công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
Người tinh khôn ở giai đoạn đầu 3 – 2 vạn năm Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ)… Những chiếc rìu đá cuội, ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ
ràng..
Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển 12000 – 4000 năm Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long
(Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)…
Công cụ đá với kỹ thuật mài ở lưỡi cho sắc.