Chúng ta đã tìm hiểu xong toàn bộ chương III qua các bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40); Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán; Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI); Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo); Khởi nghĩa Lý Bí Nước Vạn Xuân (542-602); Khởi nghĩa Lý Bí Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo); Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX; Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X; để củng cố hơn nữa kiến thức cơ bản chúng ta tiến hành ôn tập.
Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đất nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị sử cũ gọi thời kỳ đó là thời kỳ Bắc thuộc.
Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo, không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, bà Triệu, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
Trong thời kỳ bắc thuộc tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động, sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta.
Thời gian: Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 trước công nguyên đến đầu thế kỷ X (905).
Triều đại | Thế kỷ | Tên nước | Đơn vị hành chính |
Hán | I-III | Châu Giao | 9 quận (3 Âu Lạc, 6 TQ). |
Ngô | III | Châu Giao | 3 quận (Â.Lạc cũ) |
Lương | VI | An Nam | 6 quận |
Đường | VII | đô hộ phủ | 12 châu |
Chính sách cai trị: Vô cùng thâm độc và tàn bạo, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt. Đặc biệt chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hoá dân tộc ta.
Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc?.
Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ nên sử cũ gọi là thời kỳ bắc thuộc. Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN đến năm 905.
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
3. Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội.
Kinh tế: Nghề rèn vẫn phát triển.
Nông nghiệp: Sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa 1 năm 2 vụ.
Thủ công nghiệp: phát triển dệt, gốm, buôn bán…
Văn hoá: Chữ hán, đạo phật, đạo nho, đạo lão được tràn vào nước ta, ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sống theo nếp riêng với những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc.
Xã hội:
- Quan lại đô hộ
- Hào trưởng Việt – Địa chủ hán
- Nông dân công xã
- Nông dân lệ thuộc
- Nô tỳ.
Kết luận: Sau hơn 1000 năm bị đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói riêng và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của DT: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày => Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt được.