Lịch sử 7 – Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)

Quân Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng miền núi Thanh Hóa.

[toc]

I. NGHĨA QUÂN LAM SƠN

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

– Lê lợi (1385-1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn Căm giận quân cướp nước ,ông đã dốc hết tài sản ,chiu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa

– Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn ,trong đó có Nguyễn Trãi.

– 1418 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai và dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

2/. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

* Nhưng năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn:

– Do lực lượng mỏng và yếu ,quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai

– Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động

– 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn .Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

READ:  Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào?

II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426):

1. Giải phóng Nghệ An (1424)

– Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.

– Kế hoạch đó được Lê Lợi chấp nhận.

– 12-10-1424 nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng(Thọ Xuân – Thanh Hóa) sau đó hạ thành Trà Lân, buộc địch phải đầu hàng.Trên đà thắng đó nghĩa quân tiến đánh ở Khả Lưu,phần lớn Nghệ An được giải phóng.

2. Giải phóng TânBình,Thuận Hóa (1425)

-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình ,Thuận Hóa,vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đếnđèoHảiVân.Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

– Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

  • Đạo thứ nhất, tiến ta giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang,
  • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan.
  • Đạo thứ 3 tiến thẳng về Đông Quan.

– Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

– Nghĩa quân đi đến đâu củng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt

Kết quả: Quân ta chiến thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan. Cuộc khổi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

Kiến thức cần nhớ bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Kiến thức:

  • Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425.
  • Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.

Kĩ năng:

  • Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
  • Nhận xét các sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu.

Thái độ:  Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.