Thời gian và địa bàn thành lập :
Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc. Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó.
Vào khoảng thế kỉ VII TCN ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã dùng tài trí khuất phục được các bộ lạc khác và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (thuộc Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang.
Tổ chức nhà nước Văn Lang :
Chính quyền TW gồm (vua, lạc hầu, lạc tướng) ; ở địa phương (chiềng, chạ) ; đơn vị hành chính : nước – bộ (chia nước làm 15 bộ, dưới bộ là chiềng, chạ) ; Vua nắm mọi quyền hành trong nước, đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương.
Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
Đời sống vật chất :
Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam…
Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền…đều được chuyên môn hóa.
Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.
Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá,… biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
Đời sống tinh thần :
Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hành ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng như : đua thuyền, giã gạo, ca hát nhảy múa…).
Cư dân Văn Lang có một số phong tục tập quán : như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên (truyện Tấm Cám ; Bánh chưng, bánh giầy…).