Lịch sử 6 – Bài 12 – Nước Văn Lang

Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Trong bài 12 này chúng ta sẽ tìm hiểu: Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao?

[toc]

1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Lược đồ lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 Trước công nguyên

– Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế

– Sản xuất phát triển.

– Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.

– Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ, lụt.

– Các bộ lạc, chiềng, chạ đã liên kết với nhau và bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các bộ lạc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và cuộc sống.

=> Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng. Họ còn đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các tộc người, các bộ lạc với nhau => Nhà nước Văn Lang ra đời.

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cản:  mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo; giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt. Nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng .

2. Nhà nước Văn Lang thành lập.

– Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở ven sông Hồng, từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).

READ:  Bài 1 - Lịch sử 6 - Sơ lược về môn lịch sử

– VL là bộ lạc hùng mạnh và giàu có nhất thời đó.

– Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành liên minh các bộ lạc. Đó là nước Văn Lang.

– Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỷ VII TCN

– Thủ lĩnh bộ lạc VL lên đứng đầu nhà nước, tự xưng là Hùng Vương.

– Kinh đô đóng ở Văn Lang  (Bạch Hạc thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay).

– Tổ chức của nhà nước Văn Lang:

  • Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô Văn Lang (Bạch hạc – Phú Thọ ngày nay).
  • Cả nước chia thành 15 bộ .
  • Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương, giữ mọi quyền hành.
  • Giúp vua cai trị có Lạc Hầu (tướng văn), Lạc Tướng (tướng võ).
  • Đứng đầu các bộ có Lạc tướng.
  • Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .
READ:  Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào? - Lịch sử lớp 6

– Tổ chức nhà nước Văn Lang đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, Bác Hồ đến thăm bộ đội ở đến Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954

3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?

– Hùng vương chia nước làm 15 bộ, vua có quyền quyết định tối cao trong nước.

– Để giúp vua cai trị đất nước, Hùng Vương đặt ra các chức quan: Lạc hầu, lạc tướng.

– Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có pháp luật.

Vua Hùng dựng đô ở đất Phong Châu
Các lạc hầu và lạc tướng thời Vua Hùng
Vua Hùng thường xuyên thăm hỏi gần gũi với cư dân
Lễ tạ ơn Thần Đất, Thần Nông cho nhân dân được mùa

 

Tục xâm mình của người Việt cổ
Chống trọi với thiên nhiên (Cá sấu còn có các tên khác là giao long, thuồng luồng, khủ, ông cù,…)
Săn bắt hái lượm là những công việc chính của người Việt cổ xưa
Cuối vụ mùa thường tổ chức lễ hội ăn mừng