Câu 47. Lịch sử pháp triển của chế độ bảo vệ quyền con người trong luật quốc tế

Dưới đây là một số sự kiện, văn kiện đánh dấu sự phát triển của tư tưởng về quyền con người của nhân loại từ trước tới nay.

Sự kiện, văn kiện theo dòng lịch sử

1789 TCN: Bộ luật Hammurabi

1200 TCN: Kinh Vệ đà

570 TCN: Luật của Cyrus Đại Đế

586-456 TCN: Kinh Phật

479-421 TCN: “ Luận ngữ” của Khổng tử

7-1 TCN: Kinh Thánh

610-612: Kinh Kôran

1215: Đại hiến chương Magna Carta( Anh)

1689: Luật về Quyền (Anh); “ Hai khảo luận về chính quyền “ của John Locke

1776: “ Tuyên ngôn độc lập” (Mỹ)

1789: “Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân” (Pháp)

Bộ luật về các quyền (10 tu chính án đầu tiên của Hiến pháp) (Mỹ)

1791: “Các quyền của con người” của Thomas Pain

1859: “Bàn về tự do” của John Stuart Mill

1863-1864: Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập, Công ước Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu cho ngành luật nhân đạo quốc tế

READ:  Trình bày khái niệm và cách thức phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền các quốc gia ven biển.

1917: Cách mạng tháng mười Nga

1919: Hội quốc liên và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) được thành lập

1945: Liên hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương Liên Hợp quốc

1948: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người

1966: Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

1968: Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ nhất tại Tê hêran (Iran)

1993: Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai tại Viên( Áo), thông qua Tuyên bố Viên và Chương trình hành động

2002: Quy chế Rôma có hiệu lực, Toà án hình sự quốc tế (thường trực) được thành lập.

2006: Cải tổ bộ máy quyền con người của Liên hợp quốc, thay thế Uỷ ban quyền con người bằng Hội đồng quyền con người.