Hướng dẫn môn học Đại cương văn hóa Việt Nam

Môn học Đại cương văn hóa Việt Nam giúp hiểu được sự hình thành và phát triển của Văn Hóa Việt Nam. Nắm được những thành quả chính của văn hóa các giai đoạn và thời kỳ chính của Văn hóa dân tộc. Một số nền Văn Hóa tiêu biểu của các dân tộc ít người. Hiểu và nắm được những biểu hiện chính của bản sắc văn hóa Việt Nam. Bước đầu hiểu và giải thích hiện tượng văn hóa Việt Nam tiêu biểu.

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

A.MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC:

– Môn học giúp sinh viên hiểu được sự hình thành và phát triển của Văn Hóa Việt Nam trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nắm được những thành quả chính của văn hóa dân tọc. các giai đoạn và thời kỳ chính của Văn hóa dân tộc. Một số nền Văn Hóa tiêu biểu của các dân tộc ít người. hiểu và nắm được những biểu hiện chính của bản sắc văn hóa Việt Nam. Bước đầu hiểu và giải thích hiện tượng văn hóa Việt Nam tiêu biểu.

– Những yêu cầu cần phải đạt được:

Về kiến thức: nắm được những thành tựu chủ yếu, các giai đọan và thời kỳ chính cảu Văn hóa Việt Nam. Vị trí và những đóng góp của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa văn minh thế giới và khu vực.

Về nhận thức: thấy được vai trò của quần chúng nhân dânđối với sự phát triển văn hóa dân tộc, tăng thêm tình yêu nước và tự hào dân tộc.

Về kỹ năng: qua quá trình học tập sinh viên được rèn luyện các kỷ năng: phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, miêu tả, vẽ, làm đề cương thảo luận, bài tập nghiên cứu..

B. TÀI LIỆU:

– Cơ sở văn hóa Việt Nam( Trần Ngọc Thêm)

– Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

– Cơ sở văn hóa Việt Nam (Lâm Quang Trực)

C. NỘI DUNG MÔN HỌC:

I. Bài 1: Giới thiệu môn học. Những vấn đề chung về văn hóa học và Văn hóa Việt Nam

1. Số tiết: 5

2. Mục tiêu của bài:

– Nắm được tổng quát môn học. Phương pháp giảng dạy, phương pháp học, làm bài tập nghiên cứu, thi….

– Nắm được những lý luận cơ bản về Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Giới thiệu môn học: Tên, nhiệm vụ, những nội dung cơ bản, phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học tập của sinh viên, cách thi, phương pháp làm bài thi môn Đại cương Văn hóa Việt Nam…

3.2 Những lý luận cơ bản về Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam

– Những khái niệm cơ bản

– Các đặc trưng của Văn hóa

– Các loại hình Văn hóa

– Những điều kiện ảnh hưởng, tác động đến văn hóa

4. Câu hỏi:

4.1 Phân tích khái niệm Văn hóa

4.2 Phân tích các đặc trưng cơ bản của Văn hóa

4.3 Điều kiện nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 nền Văn hóa?

II Bài 2: Các giai đoạn phát triển Văn hóaViệt Nam.

1.Số tiết: 5

2. Mục tiêu của bài:

– Nắm được khái quát các giai đoạn phát triển của văn hóa Việt Nam.

– Những nội dugn cơ bản của Văn hóa Nguyên thủy

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Các giai đoạn phát triển của Văn hóa Việt Nam: Văn hóa nguyên thủy, Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc, Văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, Văn hóa Cận hiện đại, Văn hóa Óc Eo, Văn hóa Chăm Pa…

3.2 Văn hóa nguyên thủy

– Thời gian

– Chủ nhân

– Các thành tựu chủ yếu:

+ Văn hóa khảo cổ

+ Văn hóa cộng đồng

+ Tín ngưỡng và nghệ thuật nguyên thủy.

4. Câu hỏi:

4.1 Các thành tựu chủ yếu của Văn hóa nguyên thủy Việt Nam

4.2 Nét độc đáo của tín ngưỡng và nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam

III. Bài 3: Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

1. Số tiết: 5

2. Muc tiêu của bài:

– Nắm được những thành tựu chủ yếu của Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc

– Ý nghĩa cội nguồn của thời kỳ Văn hóa này

3. Nội dung chi tiết

3.1 Thời gian và các giai đoạn phát triển

3.2 Chủ nhân: người Âu Việt, Lạc Việt và các tộc người khác

3.3 Thành tựu Văn hóa:

– Các bản sắc Văn hóa riêng:

+ Phong tục tập quán

+ Hình thành các truyền thống dân tộc

+ Các công trình Văn hóa nghệ thuật(trống đồng, thành Cổ Loa)

– Ý nghĩa cội nguồn của Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc

4. Câu hỏi

4.1 Các thành tựu của Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc

4.2 Ý nghĩa cội nguồn của Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc?

READ:  quá trình tái sản xuất xã hội gồm những khâu nào?

IV Bài 4: Văn hóa thời Bắc thuộc

1. Số tiết: 3

2. Mục tiêu của bài:

– Nắm được quá trình xâm lược và đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta.

– Quá trình chống đồng hóa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc

– Những sáng tạo Văn hóa trong thời kỳ Bắc thuộc.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Quá trình xâm lược và chính sách áp bức thống trị nhân dân ta của các triều đại phong kiến Trung Quốc

– Quá trình xâm lược

– Chính sách thống trị và đồng hóa.

3.2 Quá trình chống xâm lược, thống trị và chính sách đồng hóa của nhân dân ta đối với các triều đại phong kiến Trung Quốc

– Khởi nghĩa kháng chiến

– Bảo vệ và phát triển Văn hóa dân tộc

+ Tiếng nói

+Các phong tục tập quán

+ Tiếp thu và sáng tạo những thành tựu của Văn hóa Trung Hoa

+ Chống đồng hóa về tư tưởng

– Kết quả và ý nghĩa lịch sử

4. Câu hỏi:

4.1 Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã dùng những biện pháp gì để chống chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc?

4.2 Chừng minh tính sáng tạo của nhân dân ta trong quá trình tiếp thu những thành tựu của Văn hóa Trung Hoa

V. Bài 5: Văn hóa Óc Eo

1. Số tiết: 2

2. Mục tiêu:

– Nắm được những thành tựu Văn hóa của dân tộc ta ở miền Tây Nam bộ. Từ đó thấy được tính đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam

– Giải quyết đươc một số vấn đề về tư tưởng hiện nay.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Vương quốc Phù Nam

3.2 Phạm vi của Văn hóa Óc Eo

3.3 Những thành tựu của Văn hóa Óc Eo

– Ba Thê là trung tâm kinh tế, chính trị của vương quốc Phù Nam

– Tổ chức nhà nước

– Tôn giáo

– Chữ viết

– Kinh tế

3.4 Sự tàn lụi của vương quốc Phù Nam và trở thành 1 bộ phận của vương quốc Chen La(Chân Lạp).

4 Câu hỏi:

– Những thành tựu của Văn hóa Óc Eo

VI Bài 6: Văn hóa Chăm Pa

1. Số tiết: 3

2. Mục tiêu của bài:

– Nắm được những thành tựu của văn hóa Chăm Pa.

– Hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa Đại Việt và Chăm Pa trong lịch sử.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Vài nét về lịch sử vương quốc Chăm Pa.

3.2 Những đóng góp của văn hóa Chăm Pa với Văn hóa Việt Nam.

– Chữ viết

– Tháp Chăm

– Hệ thống bia Chăm và văn bia.

– Khu di tích Mỹ Sơn- Di sản văn hóa thế giới.

4. Câu hỏi

– Những đóng góp của Văn hóa Chăm Pa đối với Văn hóa Việt Nam.

VII. Bài 7: Văn hóa Đại Việt.

1. Số tiết: 10

2. Mục tiêu của bài:

– Thấy được đây là thời kỳ phát triển hoàn chỉnh của Văn hóa Vịêt Nam với những thành tựu phát triễn rực rỡ nhất.

– Nắm đươc các thời kỳ (nền văn hóa) chính của giai đoạn văn hóa Đại Việt và những thành tựu của nó để tăng thêm lòng tự hào về văn hóa dân tộc.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Các thời kỳ cấu thành văn hóa Đại Việt:

– Văn hóa thế kỷ X (Ngô – Đinh – Tiền Lê)

– Văn hóa Thăng Long (Lý)

– Văn hóa Trần

– Văn hóa Lê (Hồ, Lê, Mạc, Nam Bắc Triều, Trịnh-Nguyễn)

– Văn hóa Nguyễn (Tây Sơn, Nguyễn)

3.2 Các thành tựu Văn hóa:

– Nhà nước và pháp luật

– Tư tưởng, tôn giáo

– Giáo dục – thi cử

– Văn học, nghệ thuật

4. Câu hỏi:

– Những thành tựu chủ yếu của văn hóa thế kỷ X, Thăng Long, Trần, Lê, Nguyễn?

– Các bộ luật chính của nước ta trong giai đoạn văn hóa Đại Việt?

– Hệ thống thi cử ở nước ta trong giai đọan văn hóa Đại Việt

– Các loại hình nghệ thuật của nước ta trong văn hóa Đại Việt.

VIII Bài 8: Văn hóa Cận hiện đại

1. Số tiết: 4

2. Mục tiêu của bài:

– Thấy được sự giao lưu, hòa nhập của Văn hóa Việt Nam với Văn hóa thế giới và khu vực.

– Những thành tựu của Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn Văn hóa Cận hiện đại.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Quá trình giao lưu, hòa nhập của Văn hóa Việt Nam với Văn hóa thế giới và khu vực.

– Thế kỷ XVI đến 1858

– Từ 1858 đến 1975

– Từ 1975 đến nay

3.2 Những biến đổi của Việt Nam trong những năm cuối thề kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

READ:  Trình bày kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975 - LSKT

– Tổ chức nhà nước và chính sách cai trị của thực dân Pháp.

– Những đổi thay về đời sống xã hội và cơ cấu giai cấp.

– Những thay đổi về đời sống kinh tế, sản xuất.

– Những thay đổi về tư tưởng, giáo dục.

3.3 Những thành tựu của Văn hóa Việt Nam torng giai đoạn Văn hóa Cận hiện đại

– Tư tưởng chính trị

– Quân sự

– Giáo dục

– Văn học nghệ thuật.

4. Câu hỏi

– Những thành tựu của Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn Văn hóa Cận hiện đại

– Thử rút ra bản sắc Văn hóa Việt Nam biểu hiện trong giai đoạn Văn hóa Cận hiện đại?

IX. Bài 9: Nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

1. Số tiết: 5

2. Mục tiêu của bài:

– Thấy được những biễu hiện của nền Văn hóa Việt Nam tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

– Những đóng góp của Văn hóa Việt Nam đối với Văn hóa thế giới và khu vực.

– Tự hào và có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Nội dung chi tiết:

3.1 Thế nào là một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

– Văn hóa tiên tiến

– Bản sắc Văn hóa dân tộc.

3.2 Những biểu hiện của nền Văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

♥ Bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam

– Các truyền thống cao quý:

+ Yêu nước, tự cường

+ Đòan kết, ý thức cộng đồng.

+ Lòng nhân ái, khoan dung.

+ Cần cù, sáng tạo

+ Giản dị, khiêm tốn, lạc quan.

– Văn hóa làng xã:

+ Sự hình thành làng xã

+ Cấu trúc

– Văn hóa gia đình, dòng họ:

+ Số lượng đặc điểm

+ Cấu trúc

– Văn hóa đình làng

+ Các loại đình làng ở Việt Nam

+ Đặc điễm

– Văn hóa tâm linh:

+ Tín ngưỡng

+ Lễ tết

+ Lễ hội

– Kiến trúc điêu khắc

+ Ngôi nhà Việt Nam: nhà ở đồng bằng, miền núi(cấu trúc chung, vật liệu xây dựng, đồ vật sử dụng. . .)

+ Thành quách, cung điện

– Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

+ Di sản văn hóa thế giới

+ Di sản văn hóa thế giới phi vật thể

♥ Tính chất tiên tiến của văn hóa Việt Nam

♥ Bảo vệ bản sắc Văn hóa Việt Nam

– Các biện pháp chung

– Các biện pháp cụ thể

4. Câu hỏi:

– Thế nào là một nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Văn hóa dân tộc?

– Những biễu hiện của bản sắc Văn hóa Việt Nam(văn hóa tinh thần)

– Những biểu hiện của bản sắc Văn hóa Việt Nam(văn hóa vật chất)

X. Bài 10: Bài Tổng kết

1. Số tiết: 3

2. Mục tiêu của bài:

– Hệ thống hóa kiến thức đã học

– Có một tổng thể kiến thức về Văn hóa Việt nam

3. Nội dung chi tiết:

– Bảng tổng kết kiến thức đã học về Văn hóa Việt Nam.

– Xác định các kiến thức trọng tâm.

– Phương pháp học ôn thi và làm bài thi

4. Bài tập ôn thi:

Làm các bãng tổng kết theo các chủ đề

Miêu tả những công trình Văn hóa nghệ thuật tiêu biểu.

Viết về một giai đoạn thời kỳ Văn hóa.

Viết về một di sản Văn hóa.

5. Câu hỏi ôn thi tổng quát.

5.1 Văn hóa, Văn minh là gì? Giữa văn hóa, Văn minh có điểm gì giống và khác nhau?

5.2 Các đặc trưng cơ bản của Văn hóa

5.3 Những thành tựu chủ yếu của Văn hóa nguyên thủy.

5.4 Những thành tựu chủ yếu của Văn Lang-Âu Lạc

5.5 Những thành tựu chủ yếu của Chăm Pa

5.6 Những thành tựu chủ yếu của Đại Việt.

5.7 Thế nào là một nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

5.8 Những biểu hiện bản sắc Văn hóa tinh thần của Văn hóa Việt Nam?

5.9 Những biểu hiện bản sắc Văn hóa vật chất của Văn hóa Việt Nam?

D. Đánh giá kết quả học tập

– Thi hết môn cuối học kỳ

– Hình thức đánh giá: thi viết tự luận với ba loại câu hỏi: nhớ, hiểu và sáng tạo