Khái niệm đạo đức Nho giáo của Việt Nam khác gì so với ở Trung Hoa?

ở Trung Hoa, nho giáo có cà một lịch sử vận động lâu đời qua các thời đại, từ nẩy sinh đến tiếp biến, phái sinh với những nội dung mang tính lịch sử cụ thể hóa ở từng thời đại. ở Việt Nam nho giáo cũng có quá trình vận động, tiếp biến, phái sinh, nhưng điều cần nói là khái niệm nho giáo lạ có phần khác với Trunh Hoa. ở Trung Hoa, nho giáo khác với lão giáo, khác Mặc gia, khác Pháp gia. Nhưng ở Việt Nam nho giáo lại là khái niệm mở. Dường như nó ôm mọi thứ được viết bằng tiếng Hán, cũng gọi là chữ nho. Ngày trước nói học chữ nho là học đủ thứ của văn hóa Trung Hoa bao gồm nho giáo. Nhà nho đồng nghĩa với nhà Hán học. Nho giáo đã được du nhập vài Việt Nam cùng cuộc xâm lăng của nhà Hán. Nhưng còn quy luật thứ hai là quy luật của tự thân văn hóa nằm ngoài chính trị. ở đây chỉ muốn nói một vấn đề thuộc khái niệm đạo đức của Nho giáo Trung Hoa khác gì với nho giáo Việt.

Trong văn chương quan niệm “Văn dĩ tải đạo” chính là sản phẩm truyền thống của văn hóa phương Đông, trong đó có vai trò rất lớn của nho giáo, với đặc trưng lấy đức làm đầu. Có thể nói trong học thuyết đã có của nhân loại từ xưa nay, không một học thuyết nào coi trọng vấn đề đạo đức, trước hết là đạo đức cá nhân, coi trọn vần đề tu thân bằng nho giáo, chức năng giáo huấn vốn lấy đạo lý làm nền tảng, có ý nghĩa nhân văn cao cả vẫn không ít nguyên lý đạo đức cứng nhắc, đen trắng lẫn lộn như trong đạo tao cương thậm chí phản nhân văn như trong đạo tam tùng, các aun điểm coi rẻ phụ nữ.

READ:  Trình bày suy nghĩ về thành ngữ xấu đều hơn tốt lỏi

Kết quả hình ảnh cho Nho giáo của Việt Nam

Xét về khía cạnh đạo đức giữa nho giáo Trung Hoa và Việt Nam, Nho giáo gốc Trung Hoa là trung quân, trung với họ, với một triều đại có câu” quân xử thần tử thần bất tử bất trung” hay câu “ phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”. tư duy nho giáo Trung Hoa nói chung nặng về tính phục tùng về lý tính, về tính chừng mực. Trong khi nho giáo Việt Nam vốn mang tính hỗn hợp giữa tư tưởng và tình cảm giữa lý tính và cảm tính, giữa nhận thức và cảm thức, luôn có lòng yêu nước, thuông dân, trung với nước, hiếu với dân. Lời mở đầu “ Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi” Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” ( học thuyết nhân nghĩa), hoặc hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du “ Trăm năm trong cõi người ta/ chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” ( thuyết tải mệnh tương đồ), và hai câu thơ mở đầu truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: “ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu sửa mình” ( đạo đức trung hiếu, tiết hạnh) là những dẫn chứng. Tất nhiên ở đây là sự ảnh hưởng của nho giáo Trung Hoa là không thể phủ nhận tuy nhiên về đạo đức nó vẫn giữ nét riêng của dân tộc.

READ:  Ứng xử của người Việt với Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần xưa và nay

Nói cách khác nho giáo góp phần tạo nên giá trị đạo đức của bản sắc văn hóa Việt Nam trong các học thuyết của loài người, cố kim đông tây, không một học thuyết nào coi trọng vấn đề đạo đức con người vấn đề tu thân bằng nho giáo. Đặc biệt Nho giáo Việt Nam chủ trương lý tưởng trung với nước, hiếu với dân nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc và giáo dục con cháu theo truyền thống dân tộc.