Câu thành ngữ ở bầu thì tròn ở ống thì dài có phải là sự thể hiện tính linh hoạt trong bản sắc văn hóa Việt Nam

Là câu tục ngữ của cha ông ta để lại nói lên sự tự nhiên, bầu thì phải tròn, ống thì phải dài không thể nào thay đổi được. Là sự phù hợp và thích nghi của mọi vật trong tự nhiên và nói lên sự sống mãnh liệt của cây cỏ hay chính là sự sống của con người chúng ta vẫn có thể sống và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhất, trong những hoàn cảnh đen tối,đau khổ. Chúng ta vẫn có thể sinh tồn mãnh liệt để thích nghi với cuộc sống với thiên nhiên.

Hình ảnh có liên quan

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý chí của mình. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng khi xét mối quan hệ giữa môi trường xã hội việc hình thành nhân cách của mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể ở bầu mà không tròn ở ống mà không dài. Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung quanh và đó chính là sự linh hoạt của cha ông ta trong việc dùng ca dao tục ngữ để dạy con cháu.

ở bầu thì tròn, câu này ý muốn nói rằng tính cách, lối sống người ta một phần do thiên nhiên tạo ra. Đó là giáo dục, là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, là môi trường văn hóa, là cái nhà ta đang ở…nhưng nếu ta thích nghi và vươn lên thì trong mọi hoàn cảnh vẫn vượt qua được “ ở ống thì dài” có ý nghĩa rằng người ta luôn có khả năng thích ứng với môi trường của mình bằng cách” tự biến” dạng đi ở đâu thì phải teo phong tục, nếp sống ở đó, tùy theo hoàn cảnh mà lựa chiều ứng xử, ứng phó sao cho phù hợp.

READ:  NHU CẦU DỊCH CHUYỂN LÀ GÌ?

Ví dụ: đi đám tang thì không thể cười nói vui vẻ hay ăn mặc lòe lẹt như đi đám cưới được, khi chiến tranh ở trong vùng địch thì phải biết chiến thuật đánh du kích chứ không thể đánh chính quy như ở ngoài được.

Ví dụ: những đứa trẻ mặc dù sinh ra ở những nơi có hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng với sự phấn đấu hết mình, không đầu hàng số phận, thích nghi với mọi hoàn cảnh sống thì ta thấy sau này những đứa trẻ đó chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống.

Từ xa xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội. Trong chiến tranh qua đó nhân dân càng đoàn kết hơn để đấu tranh chống giặc cũng như nền văn minh lúa nước qua việc làm thủy lợi, đắp đê thủy lợi khiến cho con người gần nhau hơn. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.

READ:  Chỉ ra cơ sở hình thành biểu hiện của tính tự trị và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy ứng xử của người Việt

“ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” có nghĩa là khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Nó giống như câu tục ngữ “ gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Ví như ta sống trong môi trường chỉ toàn người tót, thành đạt và làm được nhiều việc tốt cho xã hội, và ngược lại nếu ta chỉ sống trong môi trường chỉ toàn việc xấu, người xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Vì qia câu tục ngữ này ông bà ta coi trong viêc chọn môi trường sống để sinh sống. Ngoài ra nó còn có nghĩa đen là ở nơi “ bầu” có nghĩa là trái bầu thì tròn thì ta cũng ảnh hưởng của nó và ở “ ống” thì dài do vậy ta cũng sẽ chịu tác động của môi trường.