Việt Nam là một trong những quốc gia ở Đông Nam á đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, một nền văn minh độc đáo trong số 36 nền văn minh rực rỡ trên thế giới theo nhận định của Rolan Breton trong công trình nghiên cứu “địa lý các nền văn minh”. Hơn nữa do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường giao lưu giữa Đông và Tây. Việt Nam cũng là một trng những quốc gia ở phương Đông không chỉ sớm tiếp xúc mà còn nhiều lần đối đầu đụng mặt với nền văn mình công nghiệp phương Tây và bị rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân
Sau nhiều thế kỉ tiếp xúc văn hóa và nên văn minh phương Tây, Việt Nam ngày nay về căn bản vẫn là một xã hội nông nghiệp và sống trong nền văn hóa lúa nước do tổ tiên để lại. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là một cấu trúc có bề sâu, tức nó tồn tại trong tiềm thức của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng trong quá trình tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống, cư trú và lối sống, đồng thời sự kết nối cộng đồng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ tạo thành bản sắc riêng phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
Cuộc sống đa dạng của sộng đồng từ kinh tế chính trị, đến giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… được biểu hiện trên bề mặt của xã hội, còn bản sắc văn hóa là cấu trúc tiềm ẩn dười bề mặt đó, nằm ở tầng sâu trong tiềm thức của con người, hình thành nên các quy tắc hướng dẫn tư duy, điều chỉnh hành vi ứng xử và quy tắc hành động cũng như sự lụa chọn các thang bậc trong xã hội.
Như vậy bản sắc văn hóa là cái tiềm ẩn và vô thức, không dễ nhận ra và rất khó mô tả, được hình thành một cách có phân hóa và hướng vào mục đích khác nhau và được tạo nên bởi các ý niệm khi được tiếp xúc với cái xa lạ. Theo Max Webber, mọi xã hội ở bất kì thời đại nào bao giờ cũng tồn tại một cái gì đó giống như tôn giáo để làm con người hiểu được những cái không thể hiểu hoặc không thể giải thích được một cách khoa học. Bản sắc văn hóa của Dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước được sáng tạo ra trong điều kiện khu vực tự nhiên châu á gió mùa. Các ý niệm ứng xử của người Việt Nam dựa chủ yếu vào các mối quan hệ tự nhiên giữa những người trong một gia đình như cha mẹ, con cái, vợ chồng,an hem và mở rộng ra đối với những người đồng tộc, đồng hương, đồng học, đồng bào, từ đó hình thành nên bản sắc văn hóa ứng xử nhằm xác lập các tiêu chuẩn hành vi và đạo đức giữa cá nhân và cộng đồng các loại. Văn hóa làng xã trong nền van minh lúa nước có phần nổi trội con người trong cộng đồng, con người cá nhân chằng qua chỉ là cái tôi bé nhỏ hòa lẫn trong biển cả của các loại cộng đồng
Bản sắc văn hóa của Dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dựng nước của dân tộc ta kể từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ nền độc lập tọa nên bản chất cao cả, thiêng liêng nhất của bản sắc văn hóa dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh mà còn ở tinh thần đoàn kết, yêu thương con người ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.
Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là cái ngưng đọng bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng thu nạp tích lũy những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải những cái xấu xa, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại, Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hóa Việt Nam đã vượt qua thế bị động để tiếp thu văn hóa nhân laoị, làm giàu bản sắc của mình.
Bản sắc văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn sức sống, của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, đồng thời hun đúc nên tâm hồn khí phách , bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hóa giàu bản sắc của nước ta không bị ma một, đồng hóa.
Bản sắc văn hóa dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng, nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này cáng có ý nghĩ quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, mặt khác quá trình toàn cầu hóa có thể triệt tiêu sự khác biệt về văn hóa các dân tộc đống nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa. Không phải ngẫu nhiên ở nơi này nơi khác trên thế giới người ta lớn tiếng cảnh báo “ sự xâm lăng về văn hóa là sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất” Vì lẽ đó vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc. Đây là nhiệm vụ củ mỗi con người Việt Nam.