Các hoạt động vật chất của con người bao gồm: sản xuất vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại, trước hết là để đáp ứng nhu cầu tồn tại, nhưng qua đó cũng thể hiện sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội đặc trưng văn hóa.
I. Văn hóa sản xuất vật chất
+ Phương thức sản xuất:
– Nông nghiệp lúa nước tiểu nông tự túc tự cấp.
– Các nghề thủ công (sản xuất nông cụ và đồ dùng hàng ngày): nghề rèn, nghề gốm sứ, dệt vải, làm đồ gỗ, kim hoàn… hình thành những làng nghề với các sản phẩm nổi tiếng
Kinh đô Thăng Long phát triển thành trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường chuyên doanh các mặt hàng thủ công (Thăng Long Kẻ chợ).
+ Các di sản văn hóa vật thể: – Kiến trúc kinh thành, lăng tẩm, đình, chùa…
II. Văn hóa ẩm thực
Đặc trưng văn hóa ẩm thực:
+ Cơ cấu bữa ăn: CƠM – RAU – CÁ – Tính chất sông nước và thực vật – Tận dụng tự nhiên – Lương thực chính trong bữa ăn là cơm.
– Từ gạo, nếp, cháo, phở, bún, miến, bánh đa, bánh cuốn, bánh chưng, bánh dầy… – Rau (dưa, cà) thực vật – Cá và các loại thủy – hải sản – sông nước
+ Đồ uống: – Nước uống thông dụng là nước chè xanh, chè trà.
+ Tính tổng hợp: – Trong cách chế biến thức ăn – Trong cách ăn.
+ Tính linh hoạt: – Ăn uống theo mùa, theo vùng miền.- Ăn uống để điều hòa, cân bằng giữa cơ thể với môi trường. – Dụng cụ ăn
+ Tính cộng đồng: – Bữa ăn của người Việt là ăn chung. – Trong bữa ăn người Việt thích trò chuyện.
+ Tính mực thước, lễ nghi:- Ý tứ, nhường nhịn – Coi trọng lễ nghi
III. Văn hóa trang phục
1. Kiểu trang phục truyền thống
– Trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo cánh, khăn chít đầu, thắt lưng.: – Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài hoặc áo “mớ bảy mớ ba”.
– Trang phục nam giới thường ngày: áo cánh, quần lá tọa. – Trang phục lễ tết, lễ hội: quần ống sớ, áo dài the đen.
2. Đặc điểm văn hóa trang phục
– Chất liệu may mặc: tận dụng các chất liệu tự nhiên (tơ tằm, tơ chuối, sợi bông, đay, gai…).
– Coi trọng tính bền chắc
– Ưa các gam màu tối: nâu, đen phù hợp với công việc lao động “chân lấm tay bùn”.
Chất liệu và màu sắc: tận dụng và thích nghi với tự nhiên
– Thích trang phục kín đáo, giản dị , – Có ý thức về việc làm đẹp
IV. Văn hóa ở và đi lại
1. Văn hóa ở
Tận dụng và thích nghi với tự nhiên:
Dấu ấn của xứ sở thực vật: Vật liệu làm nhà: tận dụng các loại vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm rạ, lá cọ, lá mía, ngói. Nhà ở thân thiệnvới môi trường: cây xanh bao bọc, chở che.
Dấu ấn sông nước: Thích làm nhà gần sông, suối, ven kênh rạch, Nhà sàn, Nhà mái cong hình thuyền, Dùng thuyền làm nhà ở
Ứng xử với xã hội: Kiến trúc nhà ở của người Việt mang tính cộng đồng, không gian mở, Ngôi nhà truyền thống của người Việt phản ánh lối sống, cách tư duy, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, là sự thẩm thấu trong đó tâm hồn người Việt.
2. Văn hóa đi lại:
– Giao thông đường thủy chiếm ưu thế ;
– Giao thông đường bộ kém phát triển, Dấu ấn sông nước đã chi phối các hoạt động vật chất, Thẩm thấu vào chiều sâu tâm thức, tư duy, trong cách nghĩ, cách nói của người Việt.
Các hoạt động vật chất của con người bao gồm: sản xuất vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại, trước hết là để đáp ứng nhu cầu tồn tại, nhưng qua đó cũng thể hiện sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội đặc trưng văn hóa.