So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu hàn lâm

Nghiên cứu ứng dụng

Khác nhau

Mục đích: Nghiên cứu hàn lâm (NCHL) nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học – thu thập dữ liệu để xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học

Kết quả nghiên cứu: Không nhằm vào việc ra các quyết định về marketing trong một công ty cụ thể.

Công bố kết quả:Công bố trên các tạp chí khoa học hàn lâm về marketing

Mục đích: Nghiên cứu ứng dụng nhằm vào
mục đích thu thập dữ liệu để ra quyết định kinh doanh.– Kết quả nghiên cứu
: Phục vụ cho việc ra quyết định về marketing trong một công ty cụ thể. 

– Công bố kết quả:
Không được công bố rộng rãi.

Giống nhau

– Phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng đều giống nhau.

– Dữ liệu là trọng tâm của các dự án nghiên cứu dù là hàn lâm hay ứng dụng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ một nghiên cứu hàn lâm của một nhà khoa học trong một trường đại học về mối quan hệ giữa giá trị và niềm tin trong văn hóa kinh doanh gia đình.

Nghiên cứu này nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định một lý thuyết khoa học, thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai biến, giá trị và niềm tin.

Ví dụ một nghiên cứu ứng dụng về tác dụng của quảng cáo đối với doanh thu của một công ty. Nghiên cứu nhằm vào mục đích tìm hiểu yếu tố quảng cáo tác dụng như thế nào đến việc tăng hay giảm doanh thu của công ty, từ đó công ty có quyết định đúng đắn.
READ:  Trình bày kết cấu một bài nghiên cứu về kinh tế (làm rõ phần nào bắt buộc và phần nào ko bắt buộc)?