Trình bày kinh tế Liên Xô giai đoạn 1921-1925

Hoàn cảnh lịch sử: Cuối năm 1920 nội chiến kết thúc,nền KT Nga bị khủng hoảng nghiêm trọng, năm 1920 so với năm 1913 sản lượng lương tực chỉ bằng 1/2, đại CN bằng 1/7, nạn đói xảy ra khắp nơi,giao thông vận tải bị tê liệt.

Chính sách “KT cộng sản thời chiến” đã ko còn phù hợp đặc biệt chính sách trưng thu lương thực thừa đã khiến nông dân nhiều nơi đã tỏ ra bất mãn, khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ. Do những yêu cầu đó, đại hội X của Đảng Bônsêvích Nga (8-16/3/1921) đã chủ trương thay chính sách “KT Cộng sản thời chiến” bằng chính sách “KT mới”-NEP.

kinh tế Liên Xô giai đoạn 1921-1925
Ảnh minh họa: kinh tế Liên Xô giai đoạn 1921-1925

Nội dung cơ bản:

1.Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân thay vào đó là thuế lương thực.

2.Đối với thương nghiệp khuyến khích khu vực tư nhân phát triển,những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do(chủ yếu là xí nghiệp sx hàng tiêu dùng).

3.Cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa NNvà CN, cho thương nhân tự do hoạt động( chủ yếu là bán lẻ) để góp phần khôi phục KT, củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước. Năm 1921 thành lập lại Ngân hàng trung ương và tiến hành đổi tiền vào các năm 1922,1923,1924.

READ:  Tổng hợp 51 câu hỏi đúng sai có giải thích Lịch sử kinh tế

4.Thực hiện chế độ hạch toán KT trong các xí nghiệp quốc doanh, thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi sao cho có lãi.

5.Kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh.

Ý nghĩa:

Ý nghĩa thực tiễn: NEP đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sx ở cả thành thị và nông thôn vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật KT, của nền sx XHCN còn mang tính chất hàng hóa và nhiều thành phần. nhờ đó trong một thời gian ngắn đã khôi phục được nền KT quốc dân, củng cố khối liên minh công nông, Nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới được thành lập đó là Liên bang CHXHCN Xô Viết(30/12/1922).

Ý nghĩa lý luận: các nước tiến lên CNXH cần vận dụng tinh thần cơ bản của NEP như: vấn đề quan hệ hàng hóa tiền tệ, nguyên tắc liên minh công nông, KT nhiều thành phần.

READ:  Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế chính trị và câu hỏi trắc nghiệm có đáp án

Kết quả:

-Tổng sản lượng lương thực tăng 42,2-74,6 triệu tấn(1921-1925).

-Thương nghiệp được tăng cường mạnh mẽ (nội thương: tổng mức lưu chuyển hàng hóa 1926 gáp 2 lần năm 1924.về ngoại thương: Mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước- thực hiện nguyên tắc độc quyền ngoại thương).

-Tổng sản lượng CN 1925 so với 1913 dạt 75,5%, các ngành điện, cơ khí chế tạo, nhiều xí nghiệp CN nhẹ, CN thực phẩm đã vượt mức trước chiến tranh.

-Ngân sách nhà nước được củng cố lại: 1925-1926 thu nhập nhà nước tăng 5 lần so với 1922-1923.

Năm 1921 ngân hàng nhà nước được lập lại tiến hành đổi tiền vào các năm 1922,1923,1924. giá trị đồng Rúp đã tăng lên đáng kể.