Trình bày Cải tạo XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1958 – 1960 – LSKT

Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục kinh tế và phát triền kinh tế, miền Bắc bắt tay thực hiện 3 năm cải tạo XHCN với nội dung chủ yếu là: xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sx. Thực chất là chuyến biến nền KT nhiều thành phần thành nên KT XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sx ( hai hình thức là KT quốc doanh và KT tập thế )

Ảnh minh họa: Cải tạo XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1958 – 1960

Chủ trương của Đảng :cải tạo trên tất cả các lĩnh vực của nền KT ,trong đó NNlà khâu chính vì NNhiện đã chiếm một bộ phận rất quan trọng, nông dân LĐ là một lực lượng sx to lớn.

*Cải tạo XHCN trong nông nghiệp

-Chủ trương: Thực hiện hợp tác hoa NN: đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể.

Tiến hành dần từng bước từ thấp đến cao : Đi từ quy mô nhỏ đến quy mô lơn , từ hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao .

Hợp tác hoá trước cơ giới hoá ,song song với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật.

-Nguyên tắc hợp tác hoá :Tự nguyện, cùng có lợi ,quản lý dân chủ.

-Biện pháp :chủ yếu là tuyên truyền ,vân động nhân dân tham gia vào.

-Kết quả: cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã xây dựng được trên 40.000 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 85,8% số hộ nông dân, 78% diện tích canh tác tham gia.

*Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

-Đặc điểm: số lượng tư sản không nhiều, thế lực KT yếu kém, bản chất chính trị non nớt.

-Chủ trương: Nhà nước không tước đoạt, thực hiện phương pháp hoà bình cải tạo với chính sách chuộc lại ,trả dần đối với tư liệu sx của tư sản thông qua việc thiết lập các loại hình KT tư bản Nhà nước (kinh tiêu, đại lý ,gia công, đặt hàng, công tư hợp doanh) để biến họ thành người LĐ.

READ:  Thế nào là thị trường ngách?

-Biện pháp: kết hợp sử dụng các biện pháp Giáo dục – Hành chính – KT .

-Kết quả : cuối năm 1960, gần 100% hộ tư sản đã được cải tạo

*Cải tạo đối với thủ CN

-Đặc điểm : số lượng thợ thủ công khá lớn (40 vạn) ,sx kinh doanh đa dạng, phân tán.

-Chủ trương: hợp tác hoá thủ CN (đưa thợ thủ công cá thể vào sx tập thể)

-Biện pháp: Chủ yếu là tuyên truyền vận động. Nhà nước có sự hỗ trợ về vốn ,tư liệu sx và giúp đào tạo cán bộ.

-Kết quả: cuối 1960 có 87,9% số thợ thủ công tham gia vào các hình thức sx tập thể (HTX tiểu thủ CN)

*Cải tạo đối với thương nghiệp nhỏ:

-Đặc điểm: số lượng khá đông (20vạn) ,kinh doanh hết sức đa dạng ,phân tán, có biểu hiện tiêu cực.

-Chủ trương:

Chuyển dần bộ phận lớn những người buôn bán nhỏ sang sx.

Đưa tiểu thương vào các hệ thống thương nghiệp XHCN (HTX mua bán và mậu dịch quốc doanh)

-Kết quả :

Chuyển được 11.000 người sang sx

45,6% số tiểu thương tham gia mạng lưới thương nghịêp địa phương (chủ yếu là các HTX mua bán ), một số được tuyển vào các mậu dịch quốc doanh.

*Đánh giá chung: năm 1960,công cuộc cải tạo XHCN đã được cơ bản hoàn thành, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập phổ biên, nền kinh tế bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể dựa trên nền tảng công hữu XHCN, chế độ bóc lộ người đã căn bản được xóa bỏ , lực lượng sản xuất được giải phóng và đang trên đà phát triền. Giai cấp nông dân tập thể được hình thành, liên minh công nông được củng cố.

READ:  Trình bày các bước trong thực hiện đấu thầu trình tự thực hiện đấu thầu

*Hạn chế :

-Nội dung cải tạo XHCN được coi đơn giản là thủ tiêu chế độ người bóc lột người và thiết lập chế độ công hữu về TLSX mà không coi trọng đúng mức vấn đề quản lý và phân phối

-Đã có biểu hiện chủ quan nóng vội, chạy theo thành tích, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành kinh tế quốc doanh, trong hợp tác xã đã có nơi vi phạm nguyên tắc tự nguyện khiến cho nông dân chưa thực sự yên tâm sản xuất

-Trong cải tạo XHCN đối với nông nghiệp thương đồng nhất với tập thể hóa với hợp tác hóa mà chưa nhận thức rõ hợp tác hóa được xuất phát từ nhu cầu sản xuất và phân công lao động xã hội

*Bài học kinh nghiệm :

-Kết hợp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là 2 mặt của cách mạng XHCN có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Đó chính là biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX . Tuy nhiên trong quá trình cải tạo XHCN nhiều nơi chúng ta chưa gắn được QHSX với phát triển LLSX nên đã có những tác động xấu đến kết quả cải tạo XHCN

-Cải tạo công thương nghiêọ tư bản tư doanh bằng phương pháp hòa bình đã đạt được những thắng lợi to lớn, hầu hết số tư sản thuộc diện cải tạo đều đã được cải tạo

-Trong quá trình cải tạo chúng ta đã có nhiều biểu hiện chủ quan, nóng vội, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế