[LSKT] Trình bày Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1976 – 1985

Đặc điểm tình hình :

– Thuận lợi :

+ Cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa XH

+ KT 2 miền có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau .

+ Phong trào CM thế giới đang phát triển mạnh .

+ Cuộc CM KHKT cũng đang diễn ra mạnh mẽ

– Khó khăn :

+ Sx nhỏ lẻ vẫn là phổ biến ,cơ sỏ vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý còn thấp kém

+ Nền KT chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, còn có tàn dư của CN thực dân.

+ Các nguồn viện trợ bị cắt giảm sau chiến tranh

+ Mỹ duy trì quan hệ thù địch với VN ,bao vây cấm vận về KT.

Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1976 - 1985
Ảnh minh họa: Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1976 – 1985

Thực trạng nền KT

Về cải tạo xhcn.

a.Miền Bắc: củng cố và hoàn thiện quan hệ sx XHCN

– Mở rộng qui mô các HTX thành qui mô toàn xã hoặc liên xã.

– Tiến hành tổ chức sx theo địa bàn huyện và theo hướng tăng cường chuyên môn hoá.

– Giai đoạn 1981- 1985 tiến hành đưa các HTX về qui mô nhỏ hơn.

b. Miền nam: tiến hành cải tạo xhcn.

– Nông nghiệp: tiến hành hợp tác hoá thong qua việc sử dụng các HTX NNvà các tập đoàn sx.

– Đối với các cơ sở KT của tư bản nước ngoài và tài sản bỏ chạy: tịch thu và biến thành cơ sở quốc doanh.

– Đối với KT tư bản tư doanh: chuyển biến thành KT tư bản nhà nước thông qua các hình thức như gia công, đặt hàng, xí nghiệp hợp tác,xí nghiệp công tư hợp doanh.

– Đối với thủ CN: sắp xếp lại ngành nghề và đưa 1 bộ phận thợ thủ công vào làm ăn tập thể.

– Đối với tư sản thương nghiệp: xóa bỏ bằng biện pháp kiểm kê, tịch thu.

– Đối với thương nghiệp nhỏ: chuyển phần lớn sang sx.

READ:  Nội Dung Cách Mạng Công Nghiệp Cơ Khí Hoá Nền Sản Xuất Và Trao Đổi Tư Bản

KQ: Đến 1985, VN đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo XHCN: chế độ công hữu được xác lập phhổ biến; KT quốc doanh và KT tập thể chiếm đại bộ phận trong nền KT. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bộ phận nhỏ KT tư bản tư nhân, KT cá thể.

Về cơ chế quản lý KT.

– Thiết lập cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trên phạm vi cả nước với đặc trưng:

+ Nhà nước can thiệp trực tiếp vào mọi hđ của nền kt.

+ Nhà nước điều hành nền KT bằng hệ thống các loại kế hoạch mang tính pháp lệnh, giao xuống từng đơn vị cơ sở.

+ Nhà nước bao cấp toàn bộ từ sx tới tiêu dùng.

– Xuất phát từ sự khủng hoảng của mô hình htx NNở miền Bắc và sự yếu kém của các xí nghiệp quốc doanh , Đảng và nhà nước đã có chủ trương cải tiến cơ chế KT. Điển hình:

+ Chỉ thị 100 của ban bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người LĐ. (khoán 100).

+ Quyết định 25 CP của hội đồng chính phủ về 1 số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sx kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các XN quốc doanh.(chế độ kế hoạch 3 phần).

+ Điều chỉnh giá và tổng điều chỉnh giá- lương- tiền.

Về CN hoá.

– Chủ trương, đường lối: ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lý trên cơ sở phát triển NN và CN nhẹ.Từ đại hội V xác định NNlà mặt trận hàng đầu.

– Giải pháp:

+ Nhà nước tăng vốn đầu tư phát triển CN (giai đoạn 76- 80 chiếm 35.5% vốn đầu tư cơ bản, giai đoạn 81- 85 chiếm trên 40%).

+ Đầu tư xây dựng nhiều công trình CN lớn: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, …

READ:  Đánh giá tổng quát kin tế Việt Nam sau 80 năm Pháp đô hộ (1858-1945) - Lịch sử kinh tế

+ Với xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp: xây dựng, cải tạo các công trình thuỷ lợi, mở rông cơ giới hoá nông nghiệp.

+ Với GTVT: sửa chữa, cải tạo,xây dựng mới các tuyến đường sắt, đường bộ. Đặc biệt xây dựng 2 cầu lớn: Thăng Long, Chương Dương.

Về KT đối ngoại.

– VN có chủ trương mở rông quan hệ KT đối ngoại.

+ Tham gia hội đồng tương trợ KT SEV.

+ Tập trung vào các hoạt động ngoại thương.

+ Thực hiện chế đọ nhà nước độc quyền ngoại thương.

+ XNK hướng vào phục vụ CNH.

+ Chủ yếu quan hệ với các nước XHCN.

Kết quả :

– Giai đoạn 1976 – 1980

+ Tốc độ tăng trưởng của các ngành KT có xu hướng giảm sút ,tốt nhất là những năm 1979 – 1980 (CN tăng bình quân 0,6% ; NN1,9%)

+ Nguyên nhân : Do sự yếu kém của các HTX NN,khó khăn của các xí nghiệp quốc doanh CN ( nguồn vốn bao cấp sụp giảm )

– Giai đoạn 1981 – 1985

+ Khắc phục được đà giảm sút của giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng cao hơn ( CN tăng bình quân 9,5% ; NN4,9% )

+ Nguyên nhân :

Tác động của những cải tiến cơ chế quản lý KT những năm 1981 – 1985

Sự gia tăng vốn đầu tư của nhà nước.

Một số công trình CN hoàn thành và đi vào hoạt động.