50 câu Trắc nghiệm văn bản nhật dụng có lời giải

Tổng hợp đề thi 50 câu Trắc nghiệm văn bản nhật dụng có lời giải  phần Cụm văn bản nhật dụng – Văn học Trung đại môn ngữ văn lớp 9

Câu 1(M1): Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả nào?

A- Nguyễn Trãi
B- Lê Anh Trà
C- Mác- két
D- Nguyễn Du

Câu 2(M1): Chủ Tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là:

A- Danh nhân văn hóa thế giới.
B- Nhà văn, nhà thơ lớn.
C- Nhà cách mạng lỗi lạc.
D- Nhà hiền triết phương Đông

Câu 3(M2): Theo tác giả, quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A- Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người.
B- Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng.
C- Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
D- Cái đẹp là sự giản dị.

Câu 4(M1): Mục đích chính của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?

A- Tố cáo chiến tranh.
B- Ngăn chặn chiến tranh.
C- Phê phán sự nghèo đói.
D- Phê phán sự dốt nát.

Câu 5(M1):Những chứng cứ nào có sức thuyết phục cao nhất trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

A- Câu văn chính xác.
B- Nhân vật chính xác.
C- Sự kiện chính xác.
D- Diễn biến chính xác.

Câu 6(M3): Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Mác- két được coi là một văn bản nhật dụng?

A- Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả.
B- Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
C- Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.
D- Vì nó kể lại một câu chuyện.

Câu 7(M1): Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được Mác- két viết theo phương thức nào là chính?

A- Tự sự.
B- Thuyết minh.
C- Biểu cảm.
D- Nghị luận.

Câu 8(M3):Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã nêu nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với trẻ em là gì?

A- Tăng cường sức khỏe.
B- Tăng cường giáo dục.
C- Đảm bảo quyền bình đẳng.
D- Kế hoạch hóa gia đình.

Câu 9(M2): Nội dung cơ bản của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” là gì?

A- Chống chiến tranh.
B- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
C- Chống nghèo đói và thất học.
D- Cơ hội và nhiệm vụ cho mọi người.

Câu 10(M1):Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A- Lập luận.
B- Tự sự.
C- Thuyết minh.
D- Điều hành.

Câu 11(M1): Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỷ nào?

A- Thế kỷ XIV
B- Thế kỷ XV
C- Thế kỷ XVI
D- Thế kỷ XVII

Câu 12(M1): Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ:

A- Thần thoại
B- Lịch sử
C- Truyền thuyết
D- Truyện cổ tích

Câu 13(M2): Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương là gì?

A- Do lời nói vô tình của bé Đản.
B- Sự hồ đồ, gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh.
C- Do chính lời nói dối con của Vũ Nương
D- Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của xóm giềng.

Câu 14(M1): Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

A- Trương Sinh và Phan Lang.
B- Phan Lang và Linh Phi.
C- Vũ Nương và Trương Sinh.
D- Linh Phi và mẹ Trương Sinh.

Câu 15(M1): “Truyền kỳ mạn lục” thuộc thể loại:

A- Tiểu thuyết
B- Bút ký
C- Truyện
D- Tùy bút

Câu 16(M1): Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn nào?

A- Nguyễn Du
B- Nguyễn Dữ
C- Nguyễn Trãi
D- Lê Anh Trà

Câu 17(M2): Nhận xét sau nói về tác phẩm nào?

Tác phẩm này là một áng “Thiên cổ tùy bút”
A- Chuyện người con gái Nam Xương
B- Truyện Lục Vân Tiên
C- Truyện Kiều
D- Truyện Lão Hạc

Câu 18(M2): Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A- Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B- Nàng đã hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
C- Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
D- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu

READ:  Ôn tập các văn bản nhật dụng lớp 9

Câu 19(M1): Tác giả “Vũ trung tùy bút là ai?

A- Nguyễn Gia Thiều
B- Đoàn Thị Điểm
C- Phạm Đình Hổ
D- Lê Hữu Trác

Câu 20(M1): Nhận xét nào đúng nhất về các cuộc dạo chơi của chúa?

A- Bày đặt cầu kỳ
B- Bắt chước lố lăng
C- Nhiều người hầu hạ
D- Chuẩn bị tỉ mỉ

Câu 21(M3):Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu dân chúng là:

A- Vừa ăn cướp, vừa la làng
B- Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác
C- Vừa thu mua, vừa cướp giật
D- Vừa thương hại, vừa xin xỏ

Câu 22(M1):Văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” tác giả là ai ?

A- Kim Lân
B- Phạm Đình Hỗ
C- Nguyễn Trãi
D- Nguyễn Du

Câu 23(M1): Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?

A- Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
B- Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê
C- Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
D- Ý chí trước sau như một của vua Lê

Câu 24(M3): Nội dung nào KHÔNG được thể hiện trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”

A- Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
B- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
C- Số phận bi đát của vua quan bán nước
D- Tìm thu cướp đoạt của quí trong thiên hạ

Câu 25(M2): Điều gì đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt của người anh hùng Nguyễn Huệ?

A- Sự đối đầu với nhà Lê
B- Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thực lịch sử
C- Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung- Nguyễn Huệ của tác giả
D- Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca

Câu 26 (M1): Văn bản “ Hoàng Lê nhất thống chí” của tác giả nào?

A- Nguyễn Trãi
B- Nguyễn Du
C- Kim Lân
D- Ngô Gia Văn Phái

Câu 27 (M1):Truyện Kiều thành công nhất ở thể thơ gì?

A- Đường luật
B- Tự do
C- Lục bát
D- Song thất lục bát

Câu 28(M1): Tác phẩm Truyện Kiều còn có tên gọi nào khác?

A- Kim Vân Kiều truyện
B- Đoạn trường tân thanh
C- Truyện Vương Thúy Kiều
D- Loại truyện khác

Câu 29(M1): Nhận xét nào đúng với giá trị Truyện Kiều?

A- Giá trị nhân đạo sâu sắc
B- Giá trị hiện thực lớn lao
C- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
D- Giá trị hiện thực và yêu thương con người

Câu 30(M1): Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả chị em Thúy Kiều?

A- Bút pháp tả thực
B- Bút pháp ước lệ
C- Bút pháp tự sự
D- Bút pháp lãng mạn

Câu 31(M2): Ý nào nêu đúng sáng tạo của Nguyễn Du khi tả chị em Thúy Kiều?

A- Gợi sinh động chân dung hai ngừơi đẹp
B- Vẻ đẹp của hai nhân vật thật hoàn mỹ
C- Vẻ đẹp mỗi nhân vật sinh động, có nét riêng
D- Tả vẻ đẹp để dự báo số phận

Câu 32(M1):Câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?

A- Vẻ đẹp của đôi mắt
B- Vẻ đẹp của làn da
C- Vẻ đẹp của mái tóc
D- Vẻ đẹp của dáng đi

Câu 33(M1): Theo em, màu sắc nào thích hợp nhất cho “Cảnh ngày xuân”?

A- xanh lơ
B- xanh đậm
C- xanh thẩm
D- xanh tươi

Câu 34(M1): Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?

A- Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
B- Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân
C- Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh
D- Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ

Câu 35(M1):Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 6 câu thơ cuối của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là cảnh như thế nào?

A- Đẹp nhưng buồn
B- Ảm đạm, hiu hắt
C- Đẹp và tươi sáng
D- Khô cằn, héo úa

Câu 36(M3): Hai câu thơ sau đây nói về nhân vật nào?

READ:  Bản đồ tư duy tổng kết văn bản nhật dụng

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

A- Thúy Vân
B- Kiều Nguyệt Nga
C- Vũ Nương
D- Thúy Kiều

Câu 37(M1):Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều?

A- Trước khi Kiều gặp Kim Trọng
B-Sau khi Kiều bán mình chuộc cha
C- Sau khi Kiều gặp Kim Trọng
D- Sau khi Kiều gặp Từ Hải

Câu 38(M2): Không gian trước lầu Ngưng Bích gợi cho em cảm nhận về:

A- Sự mênh mông hoang vắng
B- Sự bình dị trong lành
C- Sự nhẹ nhàng sâu thẳm
D- Sự nhẹ nhàng bình dị

Câu 39(M3): Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh- Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều?

A- Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương
B- Buồn nhớ người yêu
C- Xót xa cho duyên phận lỡ làng
D- Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình

Câu 40(M1): Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nhân vật Mã Giám Sinh?

A- Là một người đàn ông đứng tuổi giàu có
B- Là một người có thế lực trong xã hội
C- Là người quê mùa, không biết phép tắc xã giao
D- Là một gã trai lơ, vô học, thô lỗ

Câu 41(M2): Trong hai câu thơ:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.”
Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?

A- Ước lệ
B- Tả thực
C- Ước lệ và tả thực
D- Lãng mạn

Câu 42(M1): Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?

A- Tài năng, lãng mạn, yêu đời
B- Tài năng, chính trực, hào hiệp
C- Tài năng, khoan dung, độ lượng
D- Tài năng, khoan dung, dũng cảm

Câu 43(M1): Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” , em thấy Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?

A- Đoan trang, đẹp đẽ, thùy mị
B- Đoan trang, thùy mị, lãng mạn
C- Hiền hậu, nết na, ân tình
D- Lãng mạn, nết na, yêu đời

Câu 44(M1): Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, tác giả muốn thể hiện khát vọng gì?

A- Được cứu người, giúp đời
B- Trở nên giàu sang phú quí
C- Có công danh hiển hách
D- Có tiếng tăm vang dội

Câu 45(M3): Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?

A- Mộc mạc, bình dị
B- Bình dị, trau chuốt
C- Trau chuốt, bóng bẩy
D- Mộc mạc, bóng bẩy

Câu 46(M3): Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

A- Ước mơ của con người
B- Khát vọng tự do của con người
C- Niềm tin vào cái thiện của người lao động
D- Niềm tin vào tương lai của người lao động

Câu 47(M3): Em có nhận xét gì về cuộc sống của ông Ngư qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu?

A- Đó là cuộc sống nhiều khó khăn, nghèo khổ
B- Đó là cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi
C- Đó là cuộc sống hoàn toàn thơ mộng không có thực
D- Đó là cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh trục lợi

Câu 48(M3): Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại việc:

A- Vân Tiên bị Võ Công hãm hại
B- Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại
C- Vân Tiên bị Bùi Kiệm hãm hại
D- Vân Tiên bị giặc Ô Qua hãm hại

Câu 49(M2): Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng rất nhiều phương ngữ Nam Bộ vì:

A- Ông đã từng đến Nam Bộ
B- Ông chịu ảnh hưởng của văn học Nam Bộ
C- Ông sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ
D- Ông có óc tưởng tượng phong phú

Câu 50(M1): Hai câu thơ sau trích trong đoạn trích nào? Tác giả là ai?

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy, cũng phi anh hùng”

A- Lục Vân Tiên gặp nạn- Nguyển Đình Chiểu
B- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu
C- Mã Giám Sinh mua Kiều- NguyễnDu
D- Kiều ở lầu Ngựng Bích- Nguyển Du