Các hình thức giải quyết tranh chấp theo Công ước luật biển năm 1982

Quy định của Công ước (Phần XV – Giải quyết các tranh chấp)

– Điều 280: Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào (bất kỳ hình thức nào) do các bên lựa chọn:

Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.

– Điều 281. Thủ tục (hình thức giải quyết tranh chấp) phải tuân theo khi các bên không đạt tới một cách giải quyết:

Khi các quốc gia thành viên tham gia và một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình, thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu người ta không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa.

READ:  Câu 57: Khái niệm biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành của nó.

– Điều 287: Việc lựa chọn thủ tục (hình thức giải quyết tranh chấp)

[…] Một quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp (hình thức giải quyết tranh chấp) sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:

+ Tòa án quốc tế về Luật biển;

+ Toà án quốc tế;

+ Một tòa trọng tài;

+ Một tòa trọng tài đặc biệt để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.

Tổng kết.

– Trường hợp 1: các quốc gia được tự do lựa chọn bất kỳ hình thức (hòa bình) giải quyết tranh chấp nào (VD: thương lượng; hòa giải…)

– Trường hợp 2: các quốc gia không chọn lựa được hình thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận mà tranh chấp không được giải quyết thì áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại Công ước Luật biển 1982:

READ:  Phân loại điều ước quốc tế, thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam

+ Tòa án quốc tế về Luật biển;

+ Toà án quốc tế;

+ Một tòa trọng tài;

+ Một tòa trọng tài đặc biệt để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó (có thể lựa chọn áp dụng trong trường hợp tranh chấp liên quan việc đánh bắt hải sản; việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển; hàng hải)