Giá trị pháp lý của các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc?

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly, viết tắt UNGA/GA) là một trong năm cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong vòng các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên.

Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng – đề xuất hoà bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách – cần được thông qua bởi đa số 2/3 số đại biểu có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán.

Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại Hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên. Đại Hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo An.

READ:  Trình bày quyền “đi qua không gây hại” trong Luật biển quốc tế

Theo điều 18 Hiến chương, việc biểu quyết thông qua các nghị quyết của Đại Hội đồng được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng. Các nghị quyết về các vấn đề quan trọng, như liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bầu các ủy viên không thường trực và ủy viên của hội đồng kinh tế-xã hội,kết nạp thành viên mới,khai trừ thành viên…phải thông qua với đa số áp đảo (2/3) của các thành viên tham gia và bỏ phiếu. Các vấn đề khác thông qua bằn đa số thường. Đại hội đồng cũng có thể dung hình thức đồng thuận nếu các thành viên có sự nhất trí cao (consensus).