Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế?

Tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó mang tính chính trị-xã hội sâu sắc. tăng trưởng kinh tế là hy vọng mong nuốn thường trực của mọi quốc gia. Song tăng trưởng như thế nào là vấn đề có tính chiến lược của mỗi nước, làm thế nào để tăng trưởng nhanh và bền vững.

Có thể biểu diễn sự tác động của các yếu tố đến hiện tượng tăng trưởng kinh tế bằng công thức tổng quát sau:

Y = f (V , L, CN)

Trong đó:

  • Y : là tổng GDP.
  • V: là là yếu tố vốn
  • L: là yếu tố lao động
  • CN: là yếu tố công nghệ.

1 – Về vốn đầu tư: (V): Gồm tài chính, máy móc, thiết bị nhà xưởng, cơ sở hạ tầng…

– Vốn là vấn đề quyết định bao trùm. Đối với Việt Nam để đẩy mạnh tăng trưởng cần tích cực thu hút vốn đầu tư trên cả hai kênh: nguồn đầu tư trong nước, và nguồn đầu tư nước ngoài ( trực tiếp: FDI và gián tiếp FPI). Mặt khác cần có một lãi suất tín dụng phù hợp để khuyết khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư.

Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta vấn đề không chỉ tạo vốn mà yêu cầu đầu tư đúng và hiệu quả đầu tư luôn có ý nghĩa quyết định.

2 – Yếu tố lao động (L): Gồm số lượng, trình độ, kỹ năng…

Lao động phải phản ảnh qui mô nền sản xuất song cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến các giá trị xã hội (việc làm, đời sống, ANTT…). Muốn có lao động giỏi phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện bao gồm các vấn đề:

  • Cai tạo nòi giống, quan tâm đầu tư đến sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn. Thực hiện sinh sản có trách nhiệm, vì sự phát triển, hưng thịnh của dân tộc.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục và đào tạo. Tôn vinh, bảo vệ và ưu đãi người tài.
READ:  Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Điều này quan trọng thế nào trong việc dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là đầu tư dài hạn cho sản xuất, cần có một chu kỳ tương đối dài, nhưng khi phát huyấo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tăng gấp bội.

3 – Yếu tố công nghệ (CN):

– Cần chú trọng cho đầu tư phát triển công nghệ, trong đó việc nghi6n cứu tạo ra công nghệ trong nước có vai trò cực kỳ quan trọng.

– Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải nghĩ đến việc nhanh chóng chuyển từ thúc đẩy tăng trưởng nhờ đầu tư sang giai đoạn thức đẩy tăng trưởng nhờ phát triển công nghệ.

-Sự chuyển biến này có tính qui luật và là một quá trình dài. Nhưng trong điều kiện toàn cầu hoá chúng ta có thể tận dụng cơ hội để rút ngắn quá trình chuyển trên.

Ngoài các yếu tố cơ bản trên, tăng trưởng kinh tế còn chịu sực tác động của nhiều yếu tố khác , chẳng hạn:

* Tài nguyên thiên nhiên: Gồm: đất đai, nước, khoáng sản, khí hậu…

Tài nguyên dồi dào tạo ra lợi thế rất lớn cho tăng trưởng kinh tế. Song dù quốc gia giàu hay nghèo tài nguyên thì vấn đề khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên luôn là yếu tố cần thiết phát triển bền vững.

*Thông tin (thông tin tổng hợp): Thông tin ngày càng trở thành lực lượng vật chất to lớn. Trong nền kinh tế thị trường ai nắm được thông tin người đó sẽ có nhiều lợi thế và cơ hội chiến thắng. Kinh tế tri thức và Internet đang là vấn đề lớn được loài người quan tâm trong kỹ nguyên mới. Nó tạo ra lợi thế, cơ hội chiến thắng trong quá trình hợp tác và cạnh tranh gay gắt.

READ:  Hướng dẫn xây dựng một số ma trận trong quản trị chiến lược

* Môi trường đầu tư: có tác động rất lớn tới thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Môi trường đầu tư thường được xem xét bởi ba nho1mtie6u chí cơ bản sau đây:

  • Nhóm các tiêu chí về chi phí: Chi phí gia nhập thi trường, chi phí về thời gian và thực hiện các qui định cùa NN; các chi phí không chính thức khác.
  • Nhóm các tiêu chí về lợi thế về tiềm năng và CSHT: Lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, mặt bằng đất đ1i, nhiên liệu…) Lợi thế nhân tạo ( chất lượng, nguồn nhân lực. Tiềm lực, khoa học công nghệ). Điều kiện CSHT( CSHT kinh tế và CSHT xã hội). Đặc biệt là giao thông, điện nước, thông tin liên lạc.
  • Nhóm tiêu chí môi trường pháp lý và chính quyền: Chính sách ưu đãi: thực hiện các chính sách của TW, tính minh bạch của các qui định, thái độ và trách nhiệm của chính quyền, tính năng động và tiên phongcủa lãnh đạo địa phương ; cải cách HC.

* Tâm lý tăng trưởng: Tăng trưởng là vấn đề của toàn xã hội, tăng trưởng phải là niềm khao khát , là đích gay đua của toàn xã hội. Nhiệm vụ cùa các nhà hoạch định chính sách phát triển nói chung và của các nhà chiến lược nói riêng là phải huy động được mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng.