Câu 117: Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về chiến tranh và ý nghĩa của nó

I/ nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế.

1. Những quy định về hoạt động trong chiến tranh.

a. Các hoạt động khởi chiến:

Vấn đề tuyên bố chiến tranh có ý nghĩa thông báo tình trạn chiến tranh trong các mối quan hệ giữa các ben lien quan chứ không thể làm hợp pháp hóa một cuộc chiến tranh, nhất là việc tiến hành chiến tranh xâm lược quốc gia độc lập, có chủ quyền khác.

Ngoài ra, ngay sau khi tuyên chiến, cần thông báo về tình trạng chiến tranh cho các quốc gia trung lập.

Kể từ thời điểm tuyên bố chiến tranh, quan hệ giữa các bên liên quan đối địch đã có những thay đổi to lớn, kéo theo các hậu quả pháp lý, ngoại giao. Công ước Geneva năm 1949 sẽ được áp dụng cho các thành viên hợp pháp của xung đột vũ trang.

b. Chiến trường:

Chiến trường là vùng mà các chiến quốc có thể tiến hành các hoạt động quân sự trong giới hạn không gian nhất định.

– Chiến trường gồm có các phần lãnh thổ trên đất liền, hải đảo, không trung và các vùng trời biển cả, nơi mà lực lượng vụ trang có thể tiến hành các hoạt động quân sự.

– Các chiến quốc không được biến các lãnh thổ của quốc gia trung lập thành chiến trường, “vùng đặc biệt” theo luật quốc tế nhân đạo như khu vực cứu thương, bệnh viện, trạm xá. Một số vùng khác trên cơ sở các điều ước quốc tế như các kênh đào quốc tế.

c. Các phương pháp, phương tiện chiến tranh bị cấm.

– Các phương pháp chiến tranh bị cấm gồm: giết người hàng loạt để trả thù hoạt đánh đập gay tàn phế các tù binh của đối phương , tấn công những người đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, bắt làm con tin, ra lệnh giết sạch, phá sạch, hoặc đe dọa làm như vậy hoặc tiến hành hoạt động công tác trên cơ sở đó.

– Các phương tiện chiến tranh bị cấm được luật quốc tế nhân đạo xác định khá cụ thể, như cấm các loại đạn cháy và nổ và đạn chì hoặc có chưa những chất dễ chảy, dễ dính, trôi vào cơ thể người, lựu đạn có hơi ngạt, hơi độc hoặc các hơi tương tự (nghị định thư Geneva năm 1925, công ước năm 1972 về cấm nghiên cứu sản xuất, tang trữ vũ khí hóa học và vi trùng và hủy bỏ các vũ khí đó). Công ước năm 1977 cấm sử dụng các phương tiện làm tác động lên môi trường tự nhiên nhằm mục đích quân sự hoặc thù địch khác).

READ:  So sánh khái niệm thềm lục địa trong công ước Gionevo 1958 và thềm lục địa trong công ước biển 1982

– Đối với vũ khí nguyên tử, luật quốc tế nhân đạo chưa có quy phạm pháp luật được thừa nhận chung về việc cấm sử dụng loại vũ khí giết người hàng loạt này. Tòa án quốc tế đã đưa ra kết luận việc áp dụng vũ khí nguyên tử cần phải được hạn ché và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các quốc gia theo luật quốc tế nhân đạo.

2. Các thành viên hợp pháp của xung đột vũ trang.

a. Phân loại:

– Chiến đấu viên :

+ Quân nhân của lực lượng vũ trang (hải, lục, không quân)

+ Các đội tình nguyện, du kích, tự vệ, phong trào kháng chiến.

– Không phải là chiến đấu viên: nhân viên y tế, cha đạo đi theo các chiến đấu viên.

b. Phân loại với war trên biển:

– Chiến đấu viên: thủy thủ đoàn trên các loại tàu chiến, phi hành đoàn trên các loại phương tiện bay của hải quân, thủy thủ đoàn trên các loại tàu chiến hỗ trợ và các tàu buôn đã chuyển thành tàu chiến.

– Không phải là chiến đấu viên: thuyền viên của các tàu chiến quân y nếu tàu chỉ được thiết kế cho việc cấp cứu người bị thương, bị bệnh, người bị đắm tàu và các thuyền viên của các tàu chiến quân y của CICR.

c. Phân loại với war trên không:

– Chiến đấu viên: các phi hành đoàn các loại phương tiện bay thuộc lực lượng không quân của quốc gia tham chiến và có dấu hiệu nhận biết riêng biệt của quốc gia đó, kể cả các phi hành đoàn thuộc máy ban dân dụng đã chuyển đổi thành máy bay quân sự.

– Không phải chiến đấu viên: phi hành đoàn máy bay cứu hộ, quân y, máy bay của hội chữ thập đỏ

– Cần chú ý tới một số trường hợp đặc biệt là thành viên hợp pháp được quy định trong Luật quốc tế nhân đạo như “trinh sát viên quân sự” và “những tình nguyện viên”.

3. Các quy định về bảo hộ nạn nhân chiến tranh.

READ:  Câu 19: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế?

4. Bảo vệ các hạng mục dân sự và giá trị văn hóa.

a. Bảo vệ các hạng mục DS

i. Các hạng mục DS bao gồm nhiều loại, đó là các đô thị không được bảo vệ, các khu dân cư, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương tiện giao thông dân dụng, các cơ sở y tế cố định hoặc di động

ii. Luật quốc tế hiện đại quy định các hạng mục DS quan trọng trong thời chiến. Điều 57 P.I đặt ra các nghĩa vụ cho các chiến quốc khi tiến hành các hoạt động tác chiến phải luôn quan tâm đến các hạng mục DS.

b. Bảo vệ các giá trị văn hóa.

i. Gồm giữ gìn và tôn trọng các giá trị văn hóa.

5. Các quy định về kết thúc chiến sự và chấm dứt tình hình chiến tranh.

– Phương thức: đình chiến và đầu hàng:

+ Đình chiến: có thể là đình chiến toàn bộ hoặc cục bộ chiến sự – Có thể giúp lập lại hòa bình

+ Đầu hàng: một trong những hình thức của sự kết thúc chiến sự. Đầu hàng vô điều kiện là dạng của đầu hàng. Khác với đình chiến, bên đầu hàng sẽ mất hết quyền bình đẳng với bên chiến thắng cho dù quyền đó chỉ là hình thức.

+ Cũng có trường hợp 2 bên kí hòa ước=> chưa hẳn đã hết chiến tranh

II/ Ý nghĩa của các quy định này.

– Giảm thiểu được số lượng thương vong trong chiến tranh.

– Ngăn chặn được những hành vi chiến tranh gây ra những hành vi thảm sát khi sử dụng các vũ khí giết người hàng loạt, công nghệ cao

– Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân quốc tế.

– Giúp giảm bớt nỗi đau của tất cả những nạn nhân trong xung đột vũ trang khi rơi vào tay kẻ thù, dù đó là người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, bị bắt làm tù binh hoặc thường dân.