Câu 121: Trách nhiệm pháp lý quốc tê. Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia.

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế:

Là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế ( chủ yếu là qg) do vi phạm Luật quốc tế, gây thiệt hại cho chủ thể khác, phải có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi vè mặt chính trị và vật chất vủa bên bị hại.

2. Tác dung:

Là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm Luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế, do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu TN.

3. Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế:

a. Cơ sở pháp lý:

• Dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hvi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

READ:  Vai trò và thẩm quyền của Tòa án quốc tế liên Hợp Quốc?

◦ Hiến chương LHQ ghi nhận truy cứu TN pháp lý quốc tế đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hòa bình và an nin qt trong các Điều 39,41,42.

◦ Các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác: Công ước năm 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng trị tội đó. Công ước năm 1948 về tội diệt chủng……

◦ Trong một số trường hợp, văn bản đơn phương của các qg cũng có thể là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế

b. Cơ sở thực tiễn

• Có hành vi trái pháp luật quốc tế.

◦ Có thể xuất phát từ việc quốc gia k thực hiện hoặc thực hiện k đúng những nghĩa vụ quốc tế đã cam kết.

◦ Hành vi không thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong qhe tố tụng quốc tế.

◦ Quốc gia làm trái với những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện các quyền chính đáng của họ

READ:  Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với nước thứ 3

• Hvi trái pháp luật luôn được coi là đk cơ bản để có cơ sở xác định có hay k có trách nhiệm pháp lý quốc tế.

• Có thiệt hại:

◦ Là cơ sở quan trọng để tính toán bồi thường

◦ K có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định trách nhiệm pháp lý nhưng là cơ sở để giải quyết bồi thường thiệt hại.

• Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Hvi trái pháp luật là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra.